Công việc nguy hiểm nhất Đài Loan: Cả đời không kết hôn, làm việc và gắn bó với rừng hoang

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Năm nay đã 45 tuổi người đàn ông có tên Hồng Tín Giới này đang làm công việc ” săn lùng thực vật” một trong những công việc nguy hiểm nhất Đài Loan.
Công việc nguy hiểm nhất Đài Loan: Cả đời không kết hôn, làm việc và gắn bó với rừng hoang
Ảnh minh họa

Chịu trách nhiệm thu thập các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và đưa chúng trở lại trung tâm bảo tồn để trồng trọt và nhân giống nên mỗi năm anh phải ở trong rừng sâu ít nhất 100 ngày. Công việc này vô cùng nguy hiểm vì có thể bị rắn độc cắn bất cứ lúc nào, hoặc có thể bị rơi từ những cây cao xuống. Bởi vì chỉ học hết cấp 3, lại từng có tiền án trong việc trộm cắp cây nên anh vẫn đánh liều làm công việc nguy hiểm này. Cho đến nay anh thực sự rất nổi tiếng trong giới.

Anh có thể nhảy từ cây này sang cây khác, đôi mắt như máy quét rất nhanh có thể định dạng được trạng thái của các loài thực vật.

Anh chưa kết hôn cũng không muốn kết hôn bởi lẽ: “Kết hôn cần có trách nhiệm mà tôi thì thích sưu tầm các loài thực vật, chả biết lúc nào tôi ngã từ trên cây cao xuống”.

Hiện tại tại trung tâm có hơn 3587 loài thực vật đang được bảo tồn và hơn 5000 loài thực vật, bao gồm lan, rêu, Begonia grandis v.v và rất nhiều loài thực vật quý hiếm khác. Trung tâm bảo tồn thực vật Sui Yan Jinyun là trung tâm bảo tồn thực vật lớn nhất thế giới, nằm tại Cao Thụ, Bình Đông, Đài Loan. Anh Giới năm nay 45 tuổi và đã làm nghiên cứu tại trung tâm bảo tồn được hơn 1 năm, và anh cũng là một thợ săn có tiếng tại trung tâm bảo tồn.

Khi phóng viên nhìn thấy anh Giới, anh đang kiểm tra các loại thực vật trong phòng máy lạnh với nhiệt độ 24 độ C. Trong hơn 2 tuần qua, anh đều ở trong vùng hoang dã, không có sóng điện thoại. Môi trường sống của các loài thực vật nhiệt đới bị phá hoại nghiêm trọng và có rất nhiều loài thực vật đang trên đà tuyệt chủng, anh Giới đã giúp đưa các loài động vật đó về trung tâm bảo tồn và lưu giữ.

Những đồng nghiệp của anh đều là giáo sư, tiến sỹ còn anh thì mới tốt nghiệp trung học phổ thông nhưng họ đều rất tôn trọng anh, bởi vì có rất nhiều những nhà thực vật khác không thể làm được như anh: nhảy từ cây này sang cây khác để thu thập mẫu vật.

Giám đốc trung tâm Lý Gia Duy cho biết khi nhìn thấy anh Giới trèo lên những cây cao chót vót, ông cũng thấy nổi da gà. Từ khi đến trung tâm đã hơn 1 năm nay, anh Giới thu thập được hơn 1500 loài thực vật, bảo tồn và phát triển hơn 15.000 loài. Anh là người đi đầu của trung tâm về số lượng những loài thực vật mang về và là tay săn thực vật cừ khôi nhất trung tâm.

Thời bé anh thường thích thu thập các cành cây mang chúng về nhà trưng bày. Từ ăn cắp thực vật bán lấy tiền, anh trở thành người yêu thực vật và bảo vệ sự sinh tồn của thực vật. Năm 17 tuổi, anh gặp 1 thương nhân bán hoa Lan và từ đó anh bắt đầu đi… ăn cắp lan bán kiếm tiền. Từ số tiền đó anh đã từng mua được một chiếc xe máy. Sau đó anh còn đi hái lan ở những vách đá cao chót vót.

Video Sống trong rừng: xây nhà dưới mặt đất

//

Anh cũng từng chụp ảnh ở Hồ Tiểu Qủy, đây là hồ nằm sâu trong rừng phải đi 5 ngày mới đến.

Anh cũng từng thu thập được một loài thực vật có hoa Thismia hongkongensis, đang bị tuyệt chủng tại Đài Loan. Có rất nhiều loài cây lạ, anh Giới vẽ lại chúng và dán ở đầu giường hoặc nhà tắm để mình có thể ghi nhớ và hiểu biết nhiều hơn về chúng.

Năm 2009, khi thực hiện một cuộc khảo sát tài nguyên trên đảo Tiểu Lán Tự ở miền đông Đài Loan, anh cũng tìm thấy một loại lan hiếm có tên là “Peach Red Phalaenopsis”, một loài được coi là tuyệt chủng.

Vào thời điểm đó, một số thương gia đã trả 50 nghìn Đài tệ (Khoảng 38 triệu VNĐ) để mua lại nhưng anh quyết định tặng lại cho trung tâm bảo tồn vì họ có thể giúp cây phong lan này sinh sản và phát triển, lưu giữ nòi giống.

Khu vườn của anh Giới.
Năm 2005, anh Giới thuê một khu vườn rộng 9000m2 để trồng cây, có khoảng hơn 3.000 loài thực vật được trồng ở đây, tiền điện hàng tháng khoảng 60 nghìn Đài Tệ (Khoảng 46 triệu VNĐ), anh làm việc chăm chỉ cũng chỉ để trang trải cho trang trại, thậm chí có đôi khi anh còn không đủ tiền để ăn.

44 tuổi lần đầu tiên anh tìm được một công việc ổn định và bắt đầu cuộc sống mới. Sau khi bỏ việc ở tuổi 23, anh Giới đã làm rất nhiều công việc lặt vặt khác nhau, chẳng hạn như kỹ thuật cảnh quan, phục hồi di tích, và khảo sát tài nguyên rừng, nhưng đều không ổn định. Ở tuổi 44, anh tìm được công việc ổn định đầu tiên trong đời và trở thành thợ săn thực vật của Trung tâm Bảo tồn Thực vật Nhiệt đới Suiyan Jinyun.

Anh cũng từng tham gia một dự án gọi là Solomon. Quần đảo Solomon ở Nam Thái Bình Dương rất giàu các loại cây nhiệt đới, nhưng sau đó, các nhà máy ngày càng nhiều, lượng khí độc thải ra môi trường ngày càng lớn, làm mất dần môi trường sống của chúng và chúng dần dần tuyệt chủng. Trung tâm bảo tồn muốn đưa những cây này trở về trung tâm.

Quần đảo Solomon.

Trong hai năm đầu tiên của dự án, anh Giới được bạn bè giới thiệu vào dự án nhưng vì chỉ học hết trung học cơ sở nên anh bị từ chối hai lần bởi Tổ chức Hợp tác Quốc tế. Sau đó, vì số lượng cây được thu thập bởi các nhân viên trong dự án không đạt yêu cầu, nên bạn bè đã cố gắng đưa anh vào dự án. Không ngờ rằng chỉ trong nửa năm, anh đã thu thập được số loài thực vật còn nhiều hơn tổng số loài cây trong hai năm các đồng đội khác thu thập được.

Anh Giới và cây dương xỉ dài nhất thế giới.

“Tôi có thể vừa đi đường vừa quét một lượt các loài cây, giống như máy scan vậy. Tôi có thể biết được cây nào chuẩn bị khai hoa, cây nào chuẩn bị kết quả v.v Tôi sẽ ghi nhớ chúng và không quét lại chúng”.

Giáo sư Lý Gia Duy, giám đốc điều hành của Trung tâm bảo tồn “Anh Giới quen thuộc với vùng hoang dã của Đài Loan – những hòn đảo xa xôi, rừng núi cao. Anh cũng biết rõ loài nào đang phát triển và cũng là người thích hợp nhất để tìm thấy những loài đang trên bờ vực tuyệt chủng mà ít người nhìn thấy nó, anh hoàn hảo để thực hiện công việc cứu hộ hàng đầu.”

Công việc của anh được cho là công việc, cực khổ và khó khăn nhất Đài Loan. Bởi lẽ mỗi năm ít nhất anh phải ở trong rừng sâu khoảng 100 ngày. Tháng trước anh còn bị rắn độc cắn khi đang thu thập một cây lan. Anh rất bình tĩnh xử lý, đầu tiên rửa sạch vết thương, sơ cứu sơ, rồi ra khỏi rừng tự phóng xe máy đến trung tâm y tế.

Công việc hiện tại của anh Giới chủ yếu có hai phần, một là thu thập các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng và mang chúng về trung tâm, thứ hai là thu thập mẫu vật và ghi lại những gì thực vật có trong môi trường sống để bảo vệ môi trường.

Những cây được những người khác thu thập thì được đánh dấu màu trắng còn của anh Giới là màu cam. Bởi vì anh muốn chỉ liếc mắt sẽ nhìn thấy những cây trồng của mình và xem chúng có được người khác chăm sóc không.

Nếu ở trên núi 3 ngày thì sẽ phải chuẩn bị khoảng 20kg hành lý. Sau khi thu thập mẫu vật thì phải cõng khoảng 40kg hành lý xuống núi. Mỗi tối trước khi đi ngủ, anh phải nghĩ cách để xử lý những mẫu vật để có thể đưa chúng an toàn trở về.

Trong núi sâu, không có sóng, không có tín hiệu, ngày đầu tiên vào rừng có lúc anh đã khóc nhưng giờ anh đã quen với nó. Anh không bao giờ để mình bị đói khi ở trong rừng, có rất nhiều loài thực vật, động vật có thể ăn được. Những ngày mưa, chỉ cần một mẩu giấy vệ sinh cũng đủ để anh đốt lửa sưởi ấm.

Lan Vanda lamellata.
Anh Giới cho biết kinh nghiệm ly kỳ nhất trong quãng thời gian làm thợ săn thực vật của anh đó là khi đi thu thập một loài lan. Nó mọc trên một vách đá với độ dốc 90 độ, phải mất một giờ để đi lên, và phải mất một giờ để xuống. “Phần khó nhất là làm thế nào đi xuống. Tôi đã xem xét nó trong một thời gian dài.”

Lan Vanda lamellata là một loài lan quý đang trên đà tuyệt đỉnh, chỉ còn khoảng hai mươi, ba mươi cây trên toàn thế giới, anh Giới nói rằng đây là loài hoa rất dễ phân tán vì ngoại trừ chim, các loài động vật có v‌ú cũng có thể phân tán hạt giống của chúng trong tự nhiên.

41 tuổi anh mới học tiếp trung học, cùng với những học sinh 17 tuổi làm bạn.
Anh không bao giờ từ bỏ, khi bị từ chối bởi dự án Solomon vì học vấn quá thấp, anh quyết định xin làm vườn vào buổi tối và quay trở lại trường học vào ban ngày. Vào thời điểm ấy anh đã 41 tuổi, nhưng anh vẫn cùng với các cậu bé 16,17 tuổi mặc đồng phục, đeo ba lô đến trường đi học. Mặc dù tuổi tác của anh tương đương với bố mẹ của những bạn học nhưng khi đi học anh hoàn toàn nghiêm túc nhưng đến năm thứ 3 thì anh lại bỏ học.

Một bức tranh do anh giới vẽ.
Khi anh cắp sách đến trường với tuổi tác khá cao nên anh khó hòa nhập được với sức trẻ khi đi học lại, giữa những bài vở và sự ồn ào của những đứa trẻ anh bắt đầu lôi giấy bút ra vẽ cây để mình có thể tĩnh tâm lại.

Anh Giới nghĩ rằng khi mình già đi, mắt không còn tinh, chân tay không còn linh hoạt, không thể nhảy từ cây này sang cây khác, cũng không thể leo lên những ngọn núi cao chót vót anh sẽ trở thành một nghệ sỹ vẽ cây. Anh muốn lưu giữ vẻ đẹp của các loài cây trên các trang giấy.

Khi một mình ở trên núi sâu, anh cảm thấy mình là người giàu có nhất.

Theo ước tính thì có khoảng ⅓ loài thực vật sẽ biến mất khỏi hành tinh trong thập kỷ này. Công việc của trung tâm bảo tồn là chạy đua với tốc độ tuyệt chủng, mang chúng trở lại để chăm sóc và lưu giữ chúng lại. Anh Giới cho biết trước đây, anh từng giết chết rất nhiều loài thực vật chính vì thế bây giờ anh cần bù đắp lại tội lỗi của chính mình.

Vùng trồng cây dương xỉ.

Trung tâm đang thực hiện một chương trình có tên “Phong phú các loài thực vật”, đó là đưa các loài thực có nguy cơ tuyệt chủng nhân giống lên 100 rồi 1000 để đưa nó ra các vườn bách thảo trên thế giới để lưu trữ và phát triển. Những loài cây này rất có ích khi hệ sinh thái đang dần bị phá hủy.

Anh Giới chụp ảnh tại rừng cây Đài Trung.
“Tôi cảm thấy rừng cây là nơi phù hợp nhất với tôi, có chút gì đó gọi là mộng mơ và giàu có ở nơi đây làm tôi say đắm. Ở cuộc đời ngoài kia tôi vừa nghèo vừa khổ nhưng ở trong rừng cây tôi cảm giác mình có rất nhiều thứ. Tôi tưởng tưởng như tất cả các loài cây ở đây đều có thể nằm trong bộ sưu tập cây của tôi, và tôi cảm thấy mình rất giàu có”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật