Phá cách nghệ thuật hay phá phách để nổi tiếng?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những bản nhạc có tiêu đề phả‌ּn cả‌ּm, tục tĩu không thể gọi là tác phẩm nghệ thuật. Nếu có sự hưởng ứng thì cũng chỉ nhất thời, rồi sẽ chết vô tăm tích như “Lệ Rơi“ thôi.
Phá cách nghệ thuật hay phá phách để nổi tiếng?
Ảnh minh họa

Báo ngày 25.10.2018 có bài "Nói bậy" bằng âm nhạc: Đừng nổi tiếng bằng những thứ dung tục" phản ánh một số nhạc sĩ trẻ sáng tác ca khúc và đặt những tựa đề quá tục tĩu, xin không được ghi ra ở bài viết này vì không thể viết được.

Có ý kiến cho rằng các nhạc sĩ trẻ muốn phá cách trong nghệ thuật, có phong cách nổi loạn để sáng tạo ra cái mới.

Nổi loạn trong nghệ thuật, thế giới có, phá cách cũng có, nhưng loạn như thế nào và phá như thế nào cho ra nghệ thuật mới là câu chuyện của những tài năng. Nếu như chỉ cố tình tạo ra sự khác biệt theo cách không giống ai để gây sự chú ý, để nổi tiếng nhất thời bằng những mẹo mực thì đó không phải là nghệ thuật, không phải là văn hóa.

Tiêu đề hay ca từ tục tĩu trong âm nhạc khó có thể biện minh cho nó là phá cách, mà là phi nghệ thuật.

Cũng như đã là đồ‌ּi trụ‌ּy thì không thể là văn hóa như cách gọi là "văn hóa đồ‌ּi trụ‌ּy" mà chúng ta thường gặp.

Việt Nam đã có rất nhiều nhạc sĩ sáng tác ra những ca khúc tuyệt vời từ tình ca đến nhạc cách mạng, sống mãi theo thời gian. Những tên tuổi như Văn Cao, Hoàng Việt, Lưu Hữu Phước, Đỗ Nhuận, Nguyễn Xuân Khoát, Tô Hải, Phạm Duy, Trịnh Công Sơn, Nguyễn Văn Tý, Phạm Tuyên, Huy Du, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu, Diệp Minh Tuyền, Chu Minh, Hoàng Hiệp, Hoàng Hà, Trần Kiết Tường, Lư Nhất Vũ, Phạm Minh Tuấn, Văn Chung, Xuân Hồng, Thuận Yến, Trần Hoàn, Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Văn Thương, Phạm Đình Chương... đã làm nên một nền âm nhạc có giá trị về nghệ thuật cũng như giáo dục thẩm mỹ âm nhạc cho nhiều thế hệ.

Nhạc hay, lời đẹp, đưa ra những thông điệp tích cực, ngôn ngữ âm nhạc, ca từ của các ca khúc nâng cao chất lượng nghệ thuật âm nhạc cho công đồng. Có nhiều ca khúc bất hủ vì bản thân tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, không phải là những cơn xốc nổi theo kiểu trào lưu.

Cho dù hôm nay, giới trẻ tiếp thu nhiều trường phái âm nhạc trên thế giới như Pop, Rock và nhiều phong cách khác, thì những ca khúc của các nhạc sĩ tên tuổi Việt Nam vẫn có chỗ đứng vững vàng trong lòng công chúng.

Những nhạc phẩm tiêu đề, ca từ tục tĩu không chỉ phá hoại nghệ thuật mà nguy hiểm hơn là đầ‌u độ‌c giới trẻ. Các bạn thiếu niên, thanh niên bị ảnh hưởng bởi các loại nhạc này sẽ không còn mỹ cảm âm nhạc trong sáng, đẹp đẽ.

Hãy dừng lại, lựa chọn con đường phát triển và chinh phục nghệ thuật, chinh phục công chúng bằng tài năng, đừng đi theo cách phá phách, chơi trội để nổi tiếng.

Nếu có sự hưởng ứng thì cũng chỉ nhất thời, rồi sẽ chết vô tăm tích như " Lệ Rơi" thôi.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9461
  1. Khắc Việt sau dọa ‘bắn nát đầu’ kẻ chỉ trích, lại lên tiếng vì Khắc Hưng
  2. Khắc Việt dọa ‘bắn nát đầu’ người chỉ trích em trai Khắc Hưng
  3. Ai ‘sờ gáy’ ca sĩ tung nhạc nhảm ‘Thu dẩm’, ‘Như lời đồn’ lên mạng?
  4. Ca khúc càng phản cảm, gây sốc càng dễ câu view
  5. ‘Như lời đồn’ bị chỉ trích, Khắc Hưng tỏ thái độ thách thức
  6. Cục trưởng NTBD: ‘Tự đăng MV, ca khúc thô tục lên mạng là vi phạm’
  7. Châu Khải Phong nói gì khi từ chối ca khúc gây sốc như Xếp hình, Nắng cực?
  8. Khai tử ca khúc “nhảm”
  9. Đạo diễn “Quỳnh búp bê” đã gọi điện xin lỗi nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
  10. Nhạc thị trường bóng bẩy nhưng rỗng tuếch, đầu độc người nghe
  11. ‘Như lời đồn’ bị chỉ trích vì nói lái thành nghĩa tục: Bảo Anh nói gì?
  12. Bức xúc với ca khúc thô tục
  13. Tên bài hát Như lời đồn, Như cái lò, Xếp hình gây tranh cãi: Lỗi thuộc về ai?
  14. Lê Minh Sơn: ‘Như lời đồn’, ‘Nắng cực’... là nói lóng trơ trẽn
  15. Nhạc sĩ Việt tranh cãi về tiêu đề bài hát ‘nhạy cảm’
  16. ‘Như lời đồn’, ‘Nắng cực’: Nổi tiếng bằng chiêu trò rồi bị lãng quên?
  17. ‘Xếp hình’, ‘Thu dẩm’, ‘Như lời đồn’: Phá cách hay câu khách thô tục?
  18. Khắc Hưng phản ứng trước tranh cãi ‘Như lời đồn’ có tiêu đề nhạy cảm?
Video và Bài nổi bật