Nhạc thị trường bóng bẩy nhưng rỗng tuếch, đầ‌u độ‌c người nghe

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sau khi “Như lời đồn“ ra mắt gây tranh cãi, dư luận tiếp tục dậy sóng nhiều ý kiến trái chiều về nhạc thị trường và các ca khúc có tựa đề vô bổ, gây sốc, thậm chí thô thiển, phả‌ּn cả‌ּm.
Nhạc thị trường bóng bẩy nhưng rỗng tuếch, đầ‌u độ‌c người nghe
Ảnh minh họa

Ý kiến của các nhạc sĩ chủ yếu tập trung vào việc lên án, chỉ trích cách đặt tựa đề các bài hát không có tính văn học, đôi khi khô cứng, thô thiển, không có nghĩa hoặc nhìn vào tên bài hát người ta có thể đọc chệch, đọc lái và hiểu khác một cách thô tục.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề nhạc thị trường và những thứ vô bổ, gây sốc này, nhạc sĩ Trần Minh Phi nêu quan điểm của mình: “Thực phẩm ngọt luôn là một thực phẩm hấp dẫn vị giác của con người, đầy cám dỗ. Nhưng nó chỉ là một dinh dưỡng rỗng và lạ‌m dụn‌g một chút thôi là sẽ thành chất độc. Trong nghệ thuật cũng có một lối sáng tác ngọt bùi như thế.

Những câu thơ, bài văn, tranh vẽ, âm nhạc, phim ảnh... theo lối duy mỹ hình thức, dưới cái bóng của Popular Art là những thứ nghệ thuật rỗng tuếch với cái áo hình thức mượt mà, sặc sỡ, vuốt ve và vỗ về. Nó rỗng tuếch tư tưởng dù cố gắng thể hiện một tư tưởng nào đó, bởi tư tưởng nó đưa ra là thứ tư tưởng nửa vời, vụn vặt và khuôn sáo. Nó rỗng tuếch tình cảm dù đang thể hiện cảm xúc rất thời đại bởi nó là thứ tình cảm bầy đàn, tình cảm của trò diễn lan truyền như vi khuẩn ebola...

Nó là‌ּm tìn‌ּh cảm, tư duy con người thưởng thức chúng trở nên béo phì, ung thư và tiểu đường, chẳng mang đến một chút dinh dưỡng nào cả cho tâm hồn. Nhưng cũng như thức ăn ngọt ngào, béo ngậy, nghệ thuật kẹo ngọt lại luôn được ưa chuộng hàng đầu với tư cách là mốt đại chúng, đưa lên hàng kỹ nghệ, thống lĩnh đa số, nhất là trong giới trẻ...”.

Popular Art ưa chuộng các yếu tố tầm thường hay các yếu tố hào nhoáng nhưng không có giá trị thực sự.

Popular Art (Nghệ thuật đại chúng) là một trào lưu nghệ thuật thị giác nổi lên vào thời đại công nghiệp của những năm 1950. Pop Art được xây dựng từ phong cách trừu tượng (ẩn dụ, châm biếm) và phong cách quảng cáo thương mại bằng công nghệ kĩ thuật. Popular Art coi trọng "văn hóa vật chất”, mà ít quan tâm đến tính nghệ thuật. Pop Art nhìn thấy sự lây lan ngày càng tăng của nền công nghiệp tiếp thị (marketing corporate).

Nói về trào lưu của nghệ thuật đại chúng, nhạc sĩ Trần Minh Phi cho rằng: “Trong văn chương, thể loại ngôn tình là một thứ candy art. Còn trong âm nhạc ngày nay, đó là những ca khúc sáo mòn với bộ đồ đồng phục khoác mỹ từ popular song. Công chúng, nhất là công chúng trẻ nghiện thứ âm nhạc candy art này cũng như chuộng fast food (thức ăn nhanh), những thức uống ngọt ngào như coke, pepsi hay những loại thức uống đóng hộp khác. Chúng giàu năng lượng, hấp dẫn, kết nối cộng đồng nhanh nhưng rõ ràng chúng vô bổ và nếu lạ‌m dụn‌g sẽ gây nên hệ luỵ xấu.

Ảnh minh họa: Internet

Ấy vậy mà chúng lại đang được lạ‌m dụn‌g một cách vô cùng mạnh mẽ bởi sự tiếp sức của các tập đoàn quảng cáo như đó là một lối sống năng động, trẻ trung và hưởng thụ một cách sành điệu! Hệ quả là công chúng vẫn yêu âm nhạc, vẫn tiêu thụ âm nhạc không ngừng nghỉ như tiêu thụ hàng đống những món ăn, thức uống đầy sức quyến rũ nhưng những tác động tích cực của âm nhạc như chúng ta vẫn thường ngợi ca lại không được họ hấp thu.

Ngược lại, họ chỉ hấp thu những cái xấu, tiêu cực của thứ âm nhạc dễ nghe, bóng bẩy, ngọt bùi nhưng thiếu dinh dưỡng. Âm nhạc candy art đó vì thế không nuôi dưỡng được tâm hồn họ tốt đẹp mà làm cho tâm hồn họ ù lỳ, xơ cứng, béo phì những tư tưởng nông cạn, ích kỷ và vô tâm. Cũng như những viên đường ngọt mà độc, thứ âm thanh và ngôn từ candy art thời thượng đang đầ‌u độ‌c người nghe bằng một mỹ từ lâu nay được tôn vinh: Âm nhạc"!".

Nhạc sĩ Lê Minh Sơn: “Đặt nhan đề bài hát theo hướng này vì nghĩ đến trước mắt là lợi nhuận, muốn gây sốc, tỏ ra bản tính ngông của mình. Các bạn làm mà các bạn không nghĩ đến hậu quả, đó là hậu quả văn hóa. Văn hóa chúng ta không thể giống với văn hóa đường phố. Chúng ta là người Việt Nam và sức công phá của âm nhạc trên thị trường nước nhà rất mạnh.Tôi nghĩ đã đến lúc các cơ quan làm về văn hóa cần phải lên tiếng để vấn đề như vậy không xảy ra nữa, bởi nó rất nguy hiểm cho văn hóa của giới trẻ bây giờ”.

Nhạc sĩ Nguyễn Duy Hùng: “Các ca sĩ, nhạc sĩ thị trường chạy theo hào nhoáng bề ngoài, nổi bật để câu like là chính, nhiều khi quá lố không ăn nhập với nội dung bài hát. thẩm mỹ âm nhạc đa phần ít thích sáng tạo, xa rời thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Phải chăng họ sợ không vượt qua bản thân nên hay làm những việc người khác đã làm rồi và nhái theo”.

Nhạc sĩ Trần Minh Phi: “Tên bài hát không hay, không có tính văn học thì cần phê phán để giữ sự trong sáng của tiếng Việt và nâng tầm giá trị nghệ thuật, nhưng nếu lấy tên bài rồi đọc lái là một hành vi bóp méo và xuyên tạc. Để đánh giá bài hát đó thô tục, vô văn hoá hay không thì cần xem xét kỹ nội dung và phải rất khách quan. Cho dù tác giả có cố tình chơi chữ thì việc truy bức câu chữ toàn vẹn thành ngược là hành động phả‌ּn cả‌ּm và có phần cảm tính chứ không thể có cơ sở văn hoá và cả pháp lý trong vấn đề phê bình tác phẩm".

Nhạc sĩ Dương Khắc Linh: “Ở nước ngoài, người nghệ sĩ được quyền sáng tạo, còn người nghe không thích thì không nghe. Đó giống như cái quyền của một người nghệ sĩ và họ tôn trọng sự sáng tạo của nghệ sĩ”.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung: “Tôi là người theo chủ nghĩa duy mỹ trong nghệ thuật, đối với tôi, một bài hát là phải đẹp. Đẹp từ giai điệu đến ca từ, đẹp nội dung ý nghĩa, đến cái tên - đó mới là sự hoàn mỹ! Người sáng tác là người điêu khắc nên cái đẹp đó. Trách nhiệm của người sáng tác là miêu tả, tôn vinh và giữ gìn cái đẹp, hướng tâm hồn của chính mình và của mọi người đến với những điều tích cực trong cuộc sống. Từ cảm xúc đẹp sẽ dẫn đến suy nghĩ đẹp, rồi dẫn đến hành vi đẹp và lối sống đẹp. Tôi đánh giá rất thấp những người đã mang trên vai tấm áo "nghệ sĩ" mà cứ muốn thể hiện cái “ngông”, cái “thô”, cái “tục” trong những tác phẩm của mình. Là nghệ sĩ đúng nghĩa, nên định hướng khán giả chứ đừng nên hùa theo khán giả”.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9461
  1. Khắc Việt sau dọa ‘bắn nát đầu’ kẻ chỉ trích, lại lên tiếng vì Khắc Hưng
  2. Khắc Việt dọa ‘bắn nát đầu’ người chỉ trích em trai Khắc Hưng
  3. Ai ‘sờ gáy’ ca sĩ tung nhạc nhảm ‘Thu dẩm’, ‘Như lời đồn’ lên mạng?
  4. Ca khúc càng phản cảm, gây sốc càng dễ câu view
  5. ‘Như lời đồn’ bị chỉ trích, Khắc Hưng tỏ thái độ thách thức
  6. Cục trưởng NTBD: ‘Tự đăng MV, ca khúc thô tục lên mạng là vi phạm’
  7. Phá cách nghệ thuật hay phá phách để nổi tiếng?
  8. Châu Khải Phong nói gì khi từ chối ca khúc gây sốc như Xếp hình, Nắng cực?
  9. Khai tử ca khúc “nhảm”
  10. Đạo diễn “Quỳnh búp bê” đã gọi điện xin lỗi nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung
  11. ‘Như lời đồn’ bị chỉ trích vì nói lái thành nghĩa tục: Bảo Anh nói gì?
  12. Bức xúc với ca khúc thô tục
  13. Tên bài hát Như lời đồn, Như cái lò, Xếp hình gây tranh cãi: Lỗi thuộc về ai?
  14. Lê Minh Sơn: ‘Như lời đồn’, ‘Nắng cực’... là nói lóng trơ trẽn
  15. Nhạc sĩ Việt tranh cãi về tiêu đề bài hát ‘nhạy cảm’
  16. ‘Như lời đồn’, ‘Nắng cực’: Nổi tiếng bằng chiêu trò rồi bị lãng quên?
  17. ‘Xếp hình’, ‘Thu dẩm’, ‘Như lời đồn’: Phá cách hay câu khách thô tục?
  18. Khắc Hưng phản ứng trước tranh cãi ‘Như lời đồn’ có tiêu đề nhạy cảm?
Video và Bài nổi bật