Cạm bẫy tình rình rập nữ cửu vạn

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những ngày cận Tết nguyên Đán, đảo qua các chợ lao động tại Hà Nội, người ta nhận thấy nếu như mấy năm về trước tỉ lệ lao động là đàn ông gần như 100%, thì nay số chị em phụ nữ lại áp đảo. Nhiều đối tượng háo sắc nhận ra điều này nên tung chiêu bệnh hoạn hòng “mua“ thân xác chị em. Không ít chị em đã gặp phải những trường hợp bị quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc. Đặc biệt là những người có ngoại hình dễ nhìn, tưởng rằng có chút nhan sắc là lợi thế dễ tìm việc, nhưng khốn khổ thay họ lại dễ lọt vào “tầm ngắm“ của những kẻ đồ‌ּi bạ‌ּi.
Cạm bẫy tình rình rập nữ cửu vạn
Nhiều cạm bẫy chực chờ các nữ lao động phổ thông.


Ngoài công việc vất vả, nữ cửu vạn còn thường phải đối mặt với bẫy tình.


Oái oăm những phụ nữ cố tình làm xấu

Nữ "cửu vạn" tên Vân (17 tuổi, ngụ huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) là một thành viêntrong nhóm nữ cửu vạn tại chợ đầu mối Long Biên. Người mới gặp ngỡ em e ấp và thẹn thùng vì luôn giấu gương mặt buồn trong cái khăn bịt mặt đen sì bụi bẩn. Bố mất do bệnh ung thư, mẹ đau yếu, 3 đứa em còn đi học, Vân bỏ quê lên Hà Nội theo lời hứa của chị hàng xóm là đi phục vụ nhà hàng.

Những ngày làm phục vụ ở nhà hàng là những ngày sợ hãi, xấu hổ với cô bé. Vốn có thâ‌n hìn‌h nảy nở, khuôn mặt thanh tú nên cô thường xuyên là "đích ngắm" của những "thực khách họ dê". Không chịu nổi với cuộc sống hàng ngày luôn phải nghe những lời khiếm nhã: "Đi chơi với anh không", rồi cấu véo, vỗ mông... cô bỏ việc và được một người quen giới thiệu ra làm cửu vạn tại chợ Long Biên.

Thế nhưng hồng nhan không tránh khỏi... phiền phức. "Đẹp nên mới sinh ra lắm chuyện" như lời chị Hải trưởng nhóm. Cách đây hơn tháng, khi nhóm chị em đang ngồi chờ việc, có 2 thanh niên ngồi quán nước gần chợ Long Biên tiến lại chằm chằm nhìn vào Vân. Rình khi vắng người, chúng rà xe tới giả vờ hỏi han rồi đẩy em vào gốc cây định giở trò đồ‌ּi bạ‌ּi. "Nghe tiếng kêu cứu, chị em tôi hò nhau la làng, vác quang gánh đến "giải cứu" chúng mới chịu bỏ chạy. Từ hôm đó, khi thấy cứ ai nhìn chòng chọc vào người là mấy chị em lớn tuổi luôn kè kè bên Vân để em bớt sợ hãi. Vân cũng không rời cái khăn bịt mặt khi ra đứng chờ việc nữa, thậm chí nhiều hôm phải bôi than bụi vào mặt cho đen đúa, nhớp nháp thêm". Vân nói: "Anh xem mặt em lấm lem bùn đất thế này là do các chị bày vẽ cho, cố để cho mặt dính bùn đất, xấu đi để đỡ có kẻ "xem mặt" em đấy".

Chị Muôn (27 tuổi, quê Thái Nguyên) vốn có ngoại hình khá dễ coi cũng từng nhiều lần là đối tượng của những kẻ săn "thịt người". Cách đây hơn một tuần, Muôn và Vân được chủ một nhà nghỉ thuê bốc đệm, ga, thảm mới mua ở chợ về nhà nghỉ. Chỉ với ít hàng hoá nên lẽ ra chỉ cần một người là đủ, thế nhưng mụ chọn lựa mãi các cửu vạn và cuối cùng thuê cả 2 cô trẻ, xinh nhất nhóm, đã thế còn trả công trước rất hậu hĩnh. Ai dè, đến lúc làm xong công việc, mụ ta trỏ vào mấy cô nhân viên mắt xanh mỏ đỏ, ăn mặc hớ hênh đứng ở quầy bar nhà nghỉ và nói: "ở đây với chị, được ăn ngon mặc đẹp, son phấn, được lương cao về ăn Tết mà chỉ tiếp khách nhẹ nhàng, không sướng hơn đứng đường à". Nghe thế, Muôn cầm tay Vân lôi xềnh xệch ra khỏi cái nơi nhơ nhớp ấy. Còn Vân thì toát hết mồ hôi hột, nghĩ dại: "Nhỡ bị bắt cóc thì chết".

“Bẫy người”... nơi chợ người

Câu chuyện của nhóm của nữ cửu vạn đứng tại gầm cầu vượt dịch Vọng (Cầu Giấy) kể về trường hợp của chị M. gặp "yê‌u râ‌u xan‌h" thì có yếu tố "đứng tim" hơn vì nếu không may mắn, nạn nhân có thể đã bị cưỡ‌ּng hiế‌ּp. Hôm đó, vẫn như thường ngày, nhóm 7 chị em đứng ngóng cổ ra mặt đường chờ người đến thuê đi làm việc vặt. Đợi mãi đến chập tối cũng có một nam trung niên trạc tuổi 50, ăn mặc lịch sự, đỗ xe máy đến ngó sát mặt từng người một rồi chọn ra 2 chị trong nhóm. Lão bảo rằng lên xe vào nhà trong xã Xuân Phương xúc đất. Vốn thỉnh thoảng gặp phải những gã bệnh hoạn, nên những chị em xuống từ Phúc Thọ này vẫn cảnh giác, hỏi kỹ công việc, địa điểm nhưng lần này người đàn ông gọi tới 2 chị em cùng đi nên mọi người yên tâm đồng ý. Lão chở cả 2 chị đi rất nhanh về nhà.

Khi xe đất đầu tiên được 2 chị đổ xuống sân, người đàn ông lệnh: "Một cô ở lại san, một cô ra xúc, lúc nào đầy xe ra đẩy vào". Khi chị Hà đẩy xe đi khỏi, M. cắm cúi san thì lão gọi từ trong nhà vọng ra: "Vào đây khuân với anh tấm gỗ". M. tưởng thật lật đật chạy vào. Nhà lão rộng, đi vào hun hút. Vừa đến gian bếp, lão lao ra ôm chầm lấy M. và đè ngửa ra nền gạch thở hổn hển: "Chiều anh tí". M. la toáng lên, cố gắng vùng vẫy. Xóm phố thì vắng người. Người lão nặng tới cả tạ thịt đè lên cái thâ‌n hìn‌h mảnh mai của M. tưởng chừng như nghẹt thở. Lão bẻ quặt tay,xé áo M. đứt cúc rồi bắt đầu s‌ּờ soạ‌ּng dù M. cố gắng quẫy đạp. Chợt từ ngoài sân có cậu bé chừng 3 tuổi chạy vào la lên: "Bố đánh ai thế?". Lão giật mình buông ra hằn học nhìn đứa trẻ.

Lợi dụng đó, M. bật dậy chạy như gặp ma. Ra đầu ngõ, hai chị em ôm nhau khóc và kể lể cho hàng xóm của lão biết. Đến lúc đó 2 nữ cửu vạn mới được hàng xóm cho biết nhiều người đã từng đến làm thuê và đã rơi vào tình cảnh tương tự. Chị Hà cởi bỏ chiếc áo bảo hộ màu xanh ra cho M. mặc và cùng nhau đi bộ 4 cây số trở lại chợ người. Đêm đó trở về xóm trọ, 7 chị em ôm nhau khóc tức tưởi, khóc bởi sự tủi nhục của nghề đứng đường bán sức.

Cạm bẫy chực chờ

Dạo quanh các chợ lao động ở Hà Nội nghe tâm sự với những người trong cuộc, người ta mới thấy sửng sốt vì các nữ lao động có chút nhan sắc hầu như ai cũng đã từng ít nhất một lần bị g‌ּạ tìn‌ּh. Chị Ngát (25 tuổi, quê Nghệ An, thường đứng chờ việc tại khu vực bến xe Hà Đông cũ) kể lại, có gã ăn mặc lịch sự đến trước mặt Ngát nói thẳng: "Đi nhà nghỉ với anh, 500.000đ một lần, ok không". Chị la toáng lên cho cả nhóm biết, chị em lao ra chửi toáng lên thì nhận được lời đáp từ gã háo sắc kia: "Gớm kiếm tí "rau sạch". Không đi thì thôi, đồ nghèo mạt hạng còn làm cao". Chị Ngát cũng cho biết rằng, nhóm của chị thường xuyên bị quấ‌ּy rố‌ּi bởi những tên nghiện. Khi chúng không có tiền, lên cơn vật thuốc, chúng thường lại xin đểu. Có hôm có thằng kiếm được đâu ra tiền đi ngang qua còn buông lời ráo hoảnh: "Ngủ với anh, cho triệu đây, đi không". Mấy chị em ức quá nên người thì đòn gánh, thuổng cuốc... xúm lại đuổi gã nghiện chạy mất dép.

Cuộc đời nữ cửu vạn dường như ngày càng nhiều "cạm bẫy" nơi phố phường phồn hoa. Một nữ lao động cho biết trong hoàn cảnh khó khăn túng quẫn, một số người đã không giữ nổi mình trước sự mời gọi của cám dỗ của vật chất. Đã có một số cô gái trẻ, có chút nhan sắc làm nghề đứng đường bán sức rồi bị đồng tiền làm cho hoa mắt nên rồi đã chuyển nghề đứng đường bán... thân.

Những người trong cuộc cho biết, họ thường e ngại và ngượng ngùng khi định đưa nhau ra tố cáo các đối tượng đã quấ‌ּy rố‌ּi tìn‌ּh dụ‌ּc bởi tâm lý xấu hổ với mọi người, sợ bị trả thù. Được biết, biện pháp mang tính tình thế đang được chị em cửu vạn nơi chợ lao động áp dụng là tự cảnh giác để tự bảo vệ mình như: không đi khi đối tượng khả nghi thuê, không đi một mình, không đứng chỗ vắng... và quan trọng hơn là chị em đùm bọc, bảo vệ lẫn nhau để tránh "tai nạn" không hay xảy ra.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật