Phương Tây ‘xin’ Nga một cánh cửa ở Idlib

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đột nhiên tung ra lá bài nhân đạo, kêu gọi ngừng bắn vì lo sợ trắng tay tại Syria một khi Nga hành động.
Phương Tây ‘xin’ Nga một cánh cửa ở Idlib
Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục ồ ạt tăng cường lực lượng tới Idlib

Nguy cơ trắng tay

Mỹ, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ - các bên bằng cách này hay cách khác đã và đang can thiệp quân sự trên quy mô lớn vào Syria – bất ngờ kêu gọi Syria, Nga và Iran giải quyết vấn đề Idlib thông qua biện pháp ngoại giao.

Ngày 7/9, tuyên bố chung sau hội nghị thượng đỉnh giữa lãnh đạo 3 nước Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận các phần tử khủ‌ng b‌ố ở Syria phải bị tiêu diệt, nhưng trong vấn đề Idlib, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan lại nhấn mạnh: “Nên ngừng bắn ở Idlib”.

Lý do mà nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ nêu ra là chiến sự ở Idlib có thể tạo ra làn sóng người tị nạn tràn vào đất nước của ông. Lý do này rất hợp lý bởi Liên hợp quốc cũng cảnh báo một khi hành động quân sự ở Idlib được bắt đầu, sẽ có 900.000 người Syria trở thành người tị nạn, trong đó có 700.000 người ở tỉnh Idlib.

Tuy nhiên, giới phân tích chỉ ra rằng điều khiến ông Erdogan lo ngại không phải là người tị nạn, mà là lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib. Một khi Quân đội Syria tự do (FSA) dưới sự bảo trợ của nước này bị quân đội chính phủ Syria đánh bại, Thổ Nhĩ Kỳ cũng sẽ mất đi điểm tựa để can thiệp vào tiến trình chính trị Syria, công sức mà Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư vào Syria những năm gần đây cũng sẽ tiêu tan. Đây là điều ông Erdogan không thể chấp nhận.

Ngày 10/9, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar một lần nữa yêu cầu chấm dứt ngay lập tức hành động quân sự trên mặt đất và trên không ở tỉnh Idlib. Người Thổ hiện vẫn nỗ lực điều động các lực lượng và phương tiện tới Idlib.

Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh châu Âu cũng kêu gọi ngừng bắn. Khi bình luận về mục tiêu ném bom vào Idlib của quân đội Nga ngày 4/9, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông đồng ý với tuyên bố của Nga về việc các phần tử khủ‌ng b‌ố lấy Idlib làm căn cứ nhưng lại nêu lên vấn đề nhân đạo để tạo cớ.

Mỹ lập căn cứ, đưa quân và vũ khí trái phép vào Syria chỉ để...ngoại giao?

Ông Pompeo nói: “Những nơi có phần tử khủ‌ng b‌ố thì cần tấn công, như vậy họ mới không xuất khẩu những kẻ khủ‌ng b‌ố ra toàn thế giới”. Tuy nhiên, Mike Pompeo cũng nhấn mạnh: “Chúng tôi hy vọng vấn đề này có thể được giải quyết thông qua con đường ngoại giao, như vậy sẽ không làm cho tất cả những người dân vô tội bị đe dọa, và gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo”.

Ngoại trưởng Mỹ còn “bồi” thêm khi nói: “Chúng tôi luôn lo ngại họ có thể sử dụng vũ khí hóa học trong tiến trình tìm cách giành lấy mục tiêu quân sự”.

Thật bất ngờ khi Mỹ, quốc gia phát động cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố cấp độ toàn cầu gần hai thập kỷ qua lại muốn giải quyết các nhóm khủ‌ng b‌ố ở Syria thông qua con đường ngoại giao!

Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cũng kêu gọi việc để lại cho Idlib một cánh cửa để đàm phán, đồng thời đe dọa thêm rằng “trước khi giành được hòa bình, không thể chiến thắng trong cuộc chiến này”.

Tàu USS Monterey (CG 61) của Mỹ phóng tên lửa Tomahawk vào Syria ngày 14/4/2018

Có ý kiến cho rằng, Mỹ và châu Âu đột nhiên tung ra lá bài “nhân đạo”, “ngừng bắn” vì lo sợ mất đi cái cớ can thiệp quân sự. Nếu công khai can thiệp quân sự khi Syria cùng với Nga và Iran tấn công Idlib, nơi có rất nhiều nhóm khủ‌ng b‌ố, Mỹ cùng với châu Âu tự thừa nhận mình là bảo trợ cho các lực lượng khủ‌ng b‌ố. Bên cạnh đó, Mỹ và châu Âu có thể phải đụng độ trực diện với Nga.

Nhưng ngay khi Mỹ, Anh và Pháp ra tuyên bố chung về cái gọi là “hành vi sử dụng vũ khí hóa học” ở Idlib, Bộ Quốc phòng Nga lần lượt đưa ra bằng chứng các thành viên của tổ chức Mũ bảo hiểm trắng đang vận chuyển nhiều chất độc ở Idlib, chuẩn bị các tư liệu sống để Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) tuyên truyền Chính phủ Syria thực hiện tấn công bằng vũ khí hóa học.

Bộ Ngoại giao Syria cũng tiết lộ tổ chức Mũ bảo hiểm trắng đã bắt cóc hơn 40 trẻ em để chụp ảnh cho “cuộc tấn công vũ khí hóa học”.

Do rơi vào thế việt vị, Mỹ và châu Âu không thể can thiệp vào vấn đề Idlib bằng cái cớ “tấn công vũ khí hóa học”. Do đó, một khi can thiệp quân sự, phương Tây thiếu tính hợp lý, hợp pháp, nên buộc phải trở về con đường tìm kiếm giải pháp ngoại giao.

tấn công có chọn lọc

Tỉnh Idlib nằm ở phía Tây Bắc của Syria, tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, có gần 3 triệu người. Kể từ năm 2015, Idlib đã trở thành đại bản doanh của phe đối lập Syria, các tổ chức Hồi giáo cực đoan, chi nhánh của tổ chức khủ‌ng b‌ố quốc tế, hàng chục tổ chức của phe đối lập đang hoạt động ở đây.

Trong số các phe nhóm tại Idlib, các lực lượng đáng kể gồm Lực lượng bảo vệ dân quân người Kurd (YPG) được Mỹ hỗ trợ, Quân đội Syria tự do (FSA) được Thổ Nhĩ Kỹ bảo trợ, nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS) đã được Nga và Syria xác định là tổ chức khủ‌ng b‌ố, cũng như các phần tử vũ trang của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS).

Tháng 5/2017, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Iran tuyên bố thiết lập 4 “vùng giảm leo thang xung đột” ở Syria, Idlib là một trong 4 vùng này, 3 nước đã vạch rõ tuyến an toàn, thiết lập trạm kiểm tra ở xung quanh những khu vực này để đề phòng xảy ra xung đột.

Xe tăng và binh sĩ quân đội Syria (SAA)

Phát biểu tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào ngày 7/9, đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cho biết hiện nay có 40-45 nhóm vũ trang hoạt động ở tỉnh Idlib với khoảng 50.000 phần tử khủ‌ng b‌ố tham gia các lực lượng này.

Đại sứ Syria tại Liên hợp quốc Bashar al-Jaafari cũng cho biết quân đội chính phủ Syria có trách nhiệm và có quyền giành lại Idlib.

Trên thực tế, từ đầu năm 2018 đến nay, dưới sự hỗ trợ của quân đội Nga và Iran, quân đội chính phủ Syria lần lượt phát động cuộc tấn công nhằm vào Đông Ghouta và phía Nam tỉnh Daraa, giành lại giao điểm giữa Syria với Jordan, Israel, Lebanon, quét sạch lực lượng đối lập ở khu vực miền Trung, miền Nam và Đông Nam, giành quyền kiểm soát trên 70% diện tích lãnh thổ.

Kể từ tháng 8/2018, quân đội chính phủ Syria bắt đầu cử một lực lượng hùng hậu đến tỉnh Idlib tập kết, hiện nay đã dần hình thành vòng vây đối với Idlib, chuẩn bị phát động cuộc quyết chiến cuối cùng vào bất kỳ lúc nào.

Trong cuộc gặp tại Sochi ngày 17/9, Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã thỏa thuận "sẽ không có chiến dịch quân sự" tại Idlib trong tháng tới.

Đối với trận chiến ở Idlib, Tổng thống Syria Bashar al-Assad nói rằng đây là trận chiến mang tính then chốt quyết định thắng thua của cuộc nội chiến Syria. Ngày 5/9, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cũng đã tỏ rõ quyết tâm của Nga: “Không giải quyết được vấn đề Idlib sẽ không thể thực hiện việc bình thường hóa tình hình Syria”.

Theo giới phân tích, Mỹ, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ đều nhận thấy cuộc chiến của 3 nước Nga, Iran, Syria ở Idlib chắc chắn sẽ diễn ra. Vấn đề nằm ở chỗ phương Tây muốn cuộc tấn công chỉ nhằm mục tiêu chính xác để không làm hại đến lợi ích mà họ quan tâm.

Do không muốn đối đầu với Mỹ và châu Âu, Nga và Iran cũng ngầm thừa nhận phương thức này nên đã yêu cầu phát động tấn công trọng điểm vào các mục tiêu quan trọng ở Idlib nhằm tránh gây thiệt hại quá mức đến lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ hoặc gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo trên quy mô lớn, tạo cớ cho Mỹ và châu Âu can thiệp quân sự.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9263
  1. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất sớm gặp gỡ để thảo luận về vấn đề Idlib
  2. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận ổn định tình hình tại Syria
  3. IL-20 Nga bị bắn hạ thảm khốc tại Syria: Tướng Israel tức tốc tới Moscow làm gì
  4. Mỹ bất ngờ đề nghị giúp Nga tìm xác máy bay Il-20 bị bắn rơi
  5. Đại chiến Syria: Toan tính của Putin và cái bắt tay với Erdogan
  6. Đối sách của ông Putin giữa sóng gió Syria
  7. Israel công bố ảnh ‘kho vũ khí’ Syria bị phá huỷ sau không kích
  8. Iran: Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria là một thắng lợi ngoại giao
  9. Nga-Thổ Nhĩ Kỳ hợp lực ngăn Idlib vỡ trận: Chiến sự Syria đến hồi kết?
  10. Vừa kí thoả thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm quân đến Syria
  11. Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm binh sĩ đến Syria
  12. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập vùng phi quân sự tại Idlib
  13. Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý thiết lập khu phi quân sự tại Idlib
  14. Quân đối lập làm “phá sản” kế hoạch Idlib của Thổ?
  15. Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý lập vùng đệm, quyết tâm xây dựng hòa bình ở Idlib
  16. Mỹ hoan nghênh đối thoại Nga-Thổ về Idlib, tàu chiến NATO áp sát Syria
  17. Nga thỏa thuận với Thổ, Syria hạ súng ở cửa ngõ Idlib
  18. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thiết lập vùng phi quân sự tại Idlib, Syria
  19. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp ông Putin về vấn đề Syria
  20. Người Kurd khẳng định không tham chiến ở Idlib
  21. Thổ Nhĩ Kỳ bị tố tuồn vũ khí cho IS ở Bắc Syria
Video và Bài nổi bật