Quân đối lập làm “phá sản” kế hoạch Idlib của Thổ?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Gánh nặng Idlib vẫn tiếp tục đè nặng và có vẻ như Ankara đang dần đuối sức.
Quân đối lập làm “phá sản” kế hoạch Idlib của Thổ?
Những tay súng thuộc nhóm Hayat Tahrir al-Sham (HTS)

Trước thềm một chiến dịch tấn công tổng lực của quân đội chính phủ, hàng chục nghìn tay súng đối lập tại tỉnh Idlib đang tìm mọi cách để “cứu vớt” những gì còn lại của một lực lượng từng nắm quyền kiểm soát hơn một nửa đất nước trong cuộc chiến kéo dài 7 năm tại Syria.

Trong chương cuối cùng này, có vẻ như số phận của lực lượng đối lập Syria đang nằm trong tay những người đến từ bên ngoài - chính là Thổ Nhĩ Kỳ.

Gánh nặng và trách nhiệm cho Ankara

“Cả thế giới đã bỏ rơi chúng tôi, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thì không”, Nabij al-Mustafa, phát ngôn viên của liên minh Mặt trận Giải phóng Quốc gia được Ankara ủng hộ, cho biết. Với hơn 60.000 tay súng và khoảng 3 triệu thường dân, Idlib chính là gánh nặng và cả trách nhiệm mà Thổ Nhĩ Kỳ đang phải “gánh chịu”.

Ankara đã kêu gọi hai đối tác “khó chơi” Nga và Iran tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho “quả bom hẹn giờ” Idlib. Cùng lúc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng tăng cường quân tới khu vực – một động thái được kỳ vọng sẽ giúp ngăn chặn được cuộc tấn công trực diện trên chiến trường, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Chiến dịch tổng tấn công vào Idlib gần như chỉ có thể diễn ra nếu nhận được sự đồng ý từ phía Nga. Nhưng giờ đây, các hoạt động ngoại giao đang được đẩy mạnh hơn bao giờ hết. Moscow muốn tăng cường mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ trong khi Ankara và Washington đang ở trong một giai đoạn căng thẳng nhất trong lịch sử quan hệ song phương. Với việc kêu gọi sự ủng hộ từ Mỹ và châu Âu, có vẻ như Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách gây sức ép để Nga chấp thuận đề xuất cho giải pháp “không có tấn công” tại Idlib.

Hôm Thứ hai (17/9), hai Tổng thống Recep Tayyip Erdogan và Vladimir Putin sẽ có cuộc gặp gỡ thứ hai trong vòng 10 ngày gần đây; lần này là ở Sochi (Nga).

“Sau khi chứng tỏ được ảnh hưởng tại Syria và Trung Đông, Nga muốn kéo Thổ Nhĩ Kỳ cách xa phương Tây hơn là đạt được một thắng lợi trước lực lượng đối lập Syria”, Mustafa Ellabbad, một chuyên gia về quan hệ Thổ - Arab, viết trên tờ báo Kuwait al-Qabas.

Có diện tích tương đương Lebanon, Idlib được coi là “trái tim” của lực lượng đối lập trong nhiều năm. Kể từ năm 2015, nơi đây đã trở thành phần lãnh thổ lớn nhất mà lực lượng đối lập từng kiểm soát tại Syria. cùng biên giới với Thổ Nhĩ Kỹ, Idlib có lợi thế cho các tuyến đường cung cấp vũ khí, binh lính và cả viện trợ.

Trong hai năm qua, Idlib đã “mở rộng cửa” chào đón khoảng 20.000 tay súng nổi dậy đến từ nhiều địa phương khác nhau của Syria, sau khi họ bị thất bại trong các chiến dịch đối đầu quân đội chính phủ và phải tuân theo các thoả thuận đầu hàng do Nga dàn xếp. Những thường dân không muốn sống dưới chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad cũng được đưa tới Idlib – khiến dân số của tỉnh phía bắc này tăng gần gấp đôi.

Theo trang Fox news, trong số hơn 60.000 tay súng đối lập đang có mặt tại Idlib, có ít nhất 10.000 tay súng cực đoan có quan hệ với Hayat Tahrir al-Sham (HTS) – một nhóm từng kết nối với al-Qaeda. Hàng nghìn binh lính nước ngoài đến châu Âu, Trung Đông, châu Á chính là xương sống của các nhóm cực đoan này.

Lực lượng tiếp viện Thổ Nhĩ Kỳ được cử đến 12 trạm quan sát quân sự mà Ankara đã đặt xung quanh Idlib từ năm ngoái, theo một thoả thuận thiết lập vùng giảm leo thang, với Nga và Iran. Thoả thuận này đã giúp ngăn chặn lực lượng chính phủ tiến vào Idlib, đồng thời khiến Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nhà bảo hộ cho mảnh đất này.

Thổ Nhĩ Kỳ có quân đội hiện diện tại các khu vực phía bắc và đông Idlib, nơi họ “chống lưng” cho lực lượng đối lập và một chính quyền dân sự. Đây là một phần trong kế hoạch của Ankara nhằm tạo ra một vùng đất an toàn dọc theo biên giới, nơi một cơ số trong hơn 3 triệu người dân tị nạn Syria đang có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ, có thể quay trở về.

“Với sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng đối lập hy vọng có thể tạo ra một nước cộng hoà phía bắc Syria và được Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ”, Fabrice Balance, một chuyên gia về Syria tại viện chính sách Cận đông ở Washington, phân tích. Những khu vực đang do Thổ Nhĩ Kỳ quản lý gần như chắc chắn sẽ là nơi mà những tay súng đối lập và gia đình của họ tìm đến nếu tổng tấn công nổ ra.

Một chiến dịch nhằm vào Idlib sẽ đem tới nhiều nguy cơ ngay trên biên giới cho Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm một cuộc khủng hoảng nhân đạo, một “ác mộng” an ninh và một thất bại cho kế hoạch thiét lập vùng đất an toàn mà Ankara đang theo đuổi. Nếu quân đội Syria giành lại Idlib mà không kèm theo bất kỳ thoả thuận nào về số phận của lực lượng đối lập, điều này có thể đe doạ tới những khu vực mà Thổ Nhĩ Kỳ đang kiểm soát; đồng thời Ankara sẽ mất đi sự tín nhiệm từ các nhóm đối lập cũng như lợi thế khi thương thảo với Damascus trong tương lai.

“Chiến dịch quân sự của quân đội chính phủ vào Idlib không thể không để lại những tác động tiêu cực, nghiêm trọng cho Thổ Nhĩ Kỳ,” Sam hel‌ler, một nhà phân tích đến từ Tập đoàn Giải quyết Khủng hoảng tại Bressels, nói.

Thách thức mang tên HTS

Chiến lược của Ankara tại các khu vực đối lập đã bị phức tạp hoá bởi sự có mặt của các tay súng cực đoan. Quyết định ủng hộ cho Mặt trận Giải phóng Quốc gia, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng mình có thể lôi kéo các tay súng đối lập ra khỏi nhóm HTS – lực lượng hiện kiểm soát hơn 70% lãnh thổ Idlib; sau đó gây sức ép khiến nhóm này tự giải tán và thiết lập một lực lượng đối lập mới có thể đàm phán với chính phủ Syria.

Tuy nhiên, mức độ thành công của chiến lược đang tỏ ra khá hạn chế.

Trong những tháng gần đây, HTS bắt đầu có dấu hiệu chia rẽ và hai tuần trước, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố HTS là một nhóm khủ‌ng b‌ố. Thế nhưng, trước khả năng quân chính phủ mở cuộc tấn công vào Idlib, HTS lại “bắt tay” tiến hành một chiến dịch chung với một phần của Mặt trận Giải phóng Quốc gia.

Trong một video ra mắt cuối tháng Tám, nhà lãnh đạo HTS Abu Mohammed al-Golani thề sẽ đánh bại Tổng thống as‌sad và tuyên bố, các điểm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ không có tác dụng gì.

Imad Eddin Mujahed, phát ngôn viên của HTS cho biết, hiện tại không phải là thời điểm để nói về việc sáp nhập vào các nhóm đối lập được Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ. Người này nhấn mạnh, cần phải có một hiệp định dành cho các tay súng nước ngoài trong nhóm.

“Chúng tôi có rất nhiều điều ngạc nhiên về mặt quân sự - đủ để thay đổi sự cân bằng và đẩy lùi kẻ hiếu chiến”, Imad Eddin Mujahed cảnh báo.

Quân đội chính phủ và các nhóm vũ trang thân cận Iran gần như chắc chắn sẽ tránh đụng độ trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, lập trường của chính phủ Syria và Iran cực kỳ rõ ràng: Họ kiên quyết giành lại tất cả lãnh thổ Syria, trong khi không muốn nhìn thấy sự mở rộng hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ và ảnh hưởng của Mỹ.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9263
  1. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thống nhất sớm gặp gỡ để thảo luận về vấn đề Idlib
  2. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận ổn định tình hình tại Syria
  3. IL-20 Nga bị bắn hạ thảm khốc tại Syria: Tướng Israel tức tốc tới Moscow làm gì
  4. Mỹ bất ngờ đề nghị giúp Nga tìm xác máy bay Il-20 bị bắn rơi
  5. Đại chiến Syria: Toan tính của Putin và cái bắt tay với Erdogan
  6. Đối sách của ông Putin giữa sóng gió Syria
  7. Israel công bố ảnh ‘kho vũ khí’ Syria bị phá huỷ sau không kích
  8. Iran: Thỏa thuận Nga-Thổ Nhĩ Kỳ về Syria là một thắng lợi ngoại giao
  9. Nga-Thổ Nhĩ Kỳ hợp lực ngăn Idlib vỡ trận: Chiến sự Syria đến hồi kết?
  10. Vừa kí thoả thuận với Nga, Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm quân đến Syria
  11. Thổ Nhĩ Kỳ điều thêm binh sĩ đến Syria
  12. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập vùng phi quân sự tại Idlib
  13. Lãnh đạo Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý thiết lập khu phi quân sự tại Idlib
  14. Phương Tây ‘xin’ Nga một cánh cửa ở Idlib
  15. Nga – Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý lập vùng đệm, quyết tâm xây dựng hòa bình ở Idlib
  16. Mỹ hoan nghênh đối thoại Nga-Thổ về Idlib, tàu chiến NATO áp sát Syria
  17. Nga thỏa thuận với Thổ, Syria hạ súng ở cửa ngõ Idlib
  18. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí thiết lập vùng phi quân sự tại Idlib, Syria
  19. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gặp ông Putin về vấn đề Syria
  20. Người Kurd khẳng định không tham chiến ở Idlib
  21. Thổ Nhĩ Kỳ bị tố tuồn vũ khí cho IS ở Bắc Syria
Video và Bài nổi bật