Mỹ thêm căn cứ, lập vùng cấm bay, quyết chia cắt Syria

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỹ lại tăng cường sự hiện diện ở Syria, xây thêm căn cứ quân sự, lắp radar phòng không lập vùng cấm bay, nhằm chia cắt lâu dài đất nước Syria.
Mỹ thêm căn cứ, lập vùng cấm bay, quyết chia cắt Syria
Các căn cứ quân sự của Mỹ đã phủ kín phía Bắc-Đông Bắc và phía Đông Syria

Mỹ lập thêm căn cứ ở bắc Syria

Theo hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu, ngoài hàng chục cơ sở quân sự mà trước đây Quân đội Mỹ đã lập ra ở các tỉnh Aleppo, al-Raqqa, al-Hasakah, Deir Ezzor; Lầu Năm Góc lại tiếp tục lập ra các trung tâm huấn luyện và cơ sở hoạt động mới ở phía bắc Syria.

Cần lưu ý rằng, Hoa Kỳ đã bắt đầu lập ra các căn cứ quân sự ở Syria hồi tháng 10 năm 2015. Sau đó, Washington triển khai hai căn cứ không quân gần khu định cư al-Hasakah và tám trung tâm hoạt động ở tỉnh Raqqa và thành phố Manbij (Aleppo).

Kể từ tháng 7 năm 2017, Mỹ đã xây dựng năm căn cứ và trung tâm hoạt động mới ở Syria, hai trong số đó ở Manbij. Hai chốt kiểm tra khác đã được thiết lập trong khu vực Tell-Abyad ở phía bắc tỉnh al-Raqqa.

Ngoài ra, Hoa Kỳ đã hoàn thành việc xây dựng một căn cứ quân sự khác ở tỉnh Deir ez Zor, nơi tập trung hầu hết các mỏ dầu và khí đốt ở Syria mà Lực lượng Dân chủ Syria (SDF, nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd-YPG) được Mỹ hậu thuẫn, hiện đang kiểm soát.

Theo Anadolu, Mỹ đang thiết lập một cơ sở quân sự khác nằm trong khu vực mỏ dầu Saban, nằm cách sông Euphrates 10 km về phía đông.

Căn cứ quân sự ở phía đông nam tỉnh Deir ez-Zor này cho phép người Mỹ kiểm soát các lãnh thổ nằm ở phía bắc tuyến đường nối nhà máy lọc dầu Tanak với các mỏ Saban và Al Omar, những mỏ dầu lớn nhất của Syria, hiện đang bị Mỹ và lực lượng người Kurd do họ hậu thuẫn chiếm đóng trái phép.

Mặt khác, Mỹ cũng đang mở rộng căn cứ quân sự tổng hợp tại khu vực sân bay Syrrin ở phía nam quận Kobani, ở phía bắc tỉnh Raqqa. Tỉnh này hiện cũng do lực lượng dân quân người Kurd Syria kiểm soát. Căn cứ này trước đây được quân đội Mỹ sử dụng với mục đích chính là làm sân bay.

Các cơ sở quân sự khác cũng đang được mở rộng và xây dựng mới tại các khu định cư ở phía đông và phía tây Qamishli, thuộc tỉnh al-Hasakah.

Các nguồn tin địa phương của Anadolu cho hay rằng, việc xây dựng các cơ sở quân sự mới của Mỹ đã được bắt đầu triển khai từ hồi tháng 8, chứng tỏ, trái với tuyên bố muốn rút quân khỏi Syria, Lầu Năm Góc vẫn muốn duy trì sự hiện diện lâu dài ở đất nước đang bị bom đạn tàn phá này.

Theo Giáo sư Vladimir Kozin tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự và Chính trị thuộc viện Các mối quan hệ quốc tế của Nga, hiện Mỹ đang duy trì số lượng lớn căn cứ quân sự tại Syria và ở các các quốc gia láng giềng của Syria.

Theo chuyên gia Nga, hiện nay Mỹ đã triển khai 19 căn cứ quân sự ở Syria (thuộc các tỉnh al-Hasakah, Raqqa, Aleppo, Deir Ezzor) và 22 căn cứ khác tại các nước láng giềng của quốc gia Trung Đông để phục vụ việc huấn luyện cũng như đảm bảo hoạt động cung cấp vũ khí, đạn dược, nhiên liệu và thực phẩm cho các tay súng phiến quân, nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad.

Tiếp tục hiện diện lâu dài ở Syria

Trước đây, tờ báo Mỹ Washington Post (WP) dẫn nguồn tin riêng của mình cho biết, Hoa Kỳ dự định duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria sau khi tổ chức khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo bị tiêu diệt và chính quyền Washington sẽ hỗ trợ thành lập một chính phủ mới ở phía bắc đất nước.

Báo Washington Post xác nhận tham chiếu nguồn tin riêng của mình là một quan chức giấu tên cho biết, Hoa Kỳ hy vọng duy trì sự hiện diện quân sự ở miền Bắc của Syria để tiếp tục hỗ trợ các nhóm vũ trang người Kurd và Ả Rập thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (SDF), nòng cốt là Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG).

Tờ báo nhấn mạnh rằng, nếu rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Syria, lực lượng đối lập sẽ ngay lập tức bị chính quyền Damascus tiêu diệt, sẽ là cơ hội tuyệt vời để bảo đảm "sự sống sót chính trị" của tổng thống Syria Bashar al-Assad và là một chiến thắng của Iran.

Theo các nguồn riêng, Mỹ không chấp nhận được điều này và sẽ không có kế hoạch rút quân ngay khỏi Syria, ngược lại họ muốn tăng cường sự hiện diện quân sự, và hỗ trợ thành lập một chính quyền địa phương mới ở phía bắc Syria, đối lập với chính quyền Bashar al-Assad.

Ngoài ra, việc Hoa Kỳ duy sự hiện diện quân sự ở khu vực này là để đối chọi với ảnh hưởng quân sự của Nga ở Syria; đồng thời gây áp lực đối với chính quyền Damascus và buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nhượng bộ trong các cuộc đàm phán tại Geneva.

Washington ngang ngược cho rằng, “cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của Mỹ tại Syria chính là Liên Hiệp Quốc”.

Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rằng về nguyên tắc là các nước có thể săn lùng tổ chức khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo (IS) ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, do đó, Mỹ có quyền hiện diện quân sự ở Syria để tiến hành cuộc chiến chống IS và nước này không rời khỏi Syria là để “ngăn chủ nghĩa khủ‌ng b‌ố trỗi dậy và hỗ trợ quá trình đàm phán hòa bình Geneva đi tới thành công”.

Giới phân tích nhận định rằng, những lí do mà Washington đưa ra để giải thích cho sự hiện diện quân sự của Mỹ sau khi cuộc chiến chống khủ‌ng b‌ố IS kết thúc chỉ là sự ngụy biện. Ngay cả sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria cũng là một sự vi phạm các nguyên tắc và luật lệ quốc tế.

Mục đích của Mỹ không phải là nhằm tiêu diệt khủ‌ng b‌ố mà ngược lại, sau khi khai sinh IS, Washington hỗ trợ chúng và các nhóm phiến quân đối lập Syria lớn mạnh nhằm làm chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, xé tan đất nước Syria làm nhiều mảnh nhỏ.

Để hiện thực hóa âm mưu này, ngoài việc lập thêm căn cứ quân sự, Mỹ còn thiết lập các trạm radar ở vùng nông thôn Tal Baydar ở Hasakah (Đông Bắc Syria); trạm radar ở Kobanî và Sarrin ở vùng Ayn al-Arab, phía Bắc Aleppo (phía Bắc Syria) và trạm radar nữa ở căn cứ quân sự Mỹ lập ở Al-Shaddadah, phía nam al-Hasakah, giáp với tỉnh Deir Ezzor (Đông Syria).

Mục đích của Mỹ là thiết lập một hệ thống cảnh báo sớm đường không thuộc một hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa Patriot ở phía Bắc, Đông Bắc và phía Đông của Syria, trong các khu vực do SDF kiểm soát, nhằm thiết lập một vùng cấm bay [đối với máy bay Nga và Syria].

Việc Mỹ áp đặt vùng cấm bay này là nhằm ngăn chặn khả năng Nga và Syria sử dụng không quân hỗ trợ SAA thu hồi lại các vùng lãnh thổ bị SDF kiểm soát ở Aleppo, Raqqa, al-Hasakah và Deir Ezzor, biến khu vực người Kurd thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”, chia cắt lâu dài đất nước Syria.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9247
  1. Nga cho phiến quân khoảng 1 tháng để rời khỏi khu phi quân sự ở Idlib
  2. ‘Hóa giải’ xong trận chiến sinh tử, Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường binh lực ở Idlib
  3. Tổng thư ký LHQ hoan nghênh thỏa thuận vùng đệm mới ở Idlib
  4. Chiến sự Syria: Donald Trump tuyên bố bất ngờ
  5. Tình hình Syria lại nóng
  6. Syria trước ngưỡng đại chiến: Nga giương “thần chết” Kalibr chực khai hỏa
  7. Liên hợp quốc hoan nghênh lệnh ngừng bắn tại tỉnh Idlib của Syria
  8. Idlib-Syria: Lập khu phi quân sự- hiệu quả kép nước cờ Putin
  9. Quân đội Syria nã đạn pháo vào Idlib và Hama, phá nát căn cứ quân sự của khủng bố
  10. Chiến sự Syria: Tên lửa lạ tấn công 4 tỉnh ven biển phía tây
  11. Chiến sự Syria: Máy bay quân sự Nga mất tích cùng thời điểm Israel không kích Latakia
  12. Vì sao Idlib là trận chiến ‘khó nhằn’ với Tổng thống Syria Assad và Nga?
  13. Phòng không Syria ‘vất vả’ đối đầu với cuộc tấn công tên lửa quy mô lớn
  14. Nga gửi thông điệp về đòn sấm sét tại chiến trường quyết định Idlib, Syria
  15. Cường kích Nga nghi bị bắn hạ giữa lúc Israel, Pháp dội bão lửa vào Syria
  16. Thành phố cảng của Syria bị tên lửa tấn công từ biển?
  17. Nga đã đánh chặn tên lửa tấn công miền Tây Syria?
  18. Syria lại bất ngờ bị tấn công ồ ạt bằng tên lửa
  19. Syria tố Israel tấn công bằng tên lửa vào sân bay
  20. SANA: Israel nã tên lửa vào sân bay quốc tế Damascus (Syria)
  21. Phiến quân Syria sẵn sàng tấn công hóa học, 200 tên lửa Tomahawk vào vị trí
  22. Mỹ công bố hình ảnh xe bọc thép của Pháp xuất hiện tại Syria
Video và Bài nổi bật