Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy cấp ở vùng lũ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tiêu chảy cấp là bệnh dễ lây và có thể bùng phát thành dịch. Hiện nay, người dân vùng lũ có nguy cơ mắc bệnh cao do nguồn nước sinh hoạt vệ sinh không đảm bảo.
Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh tiêu chảy cấp ở vùng lũ
Người dân vùng lũ có nguy cơ bị bệnh tiêu chảy cấp rất cao

Gần một tháng qua, mưa lớn tại các tỉnh miền Bắc đã khiến một số khu vực bị ngập lụt, thậm chí có nơi người dân phải sống chung với lũ đã hơn nửa tháng. Cũng vì vậy, nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa có thể xảy ra với bất cứ ai, đặc biệt là bệnh tiêu chảy cấp.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi (BV Bạch Mai, Hà Nội), tiêu chảy là bệnh phổ biến, có thể tự khỏi nhưng cũng có thể tiến triển nặng đột ngột và đe doạ tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp có thể là do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng như E.coli, trực khuẩn tả, rotavirus, Norwalk virus… thông qua ăn uống.

TS Dũng cũng cho biết, khi bị tiêu chảy cấp, khuôn mặt bệnh nhân sẽ trở nên xanh xao, đầy bụng, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn kéo theo đó là triệu chứng đổ mồ hôi lạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh nhanh chóng bị mất nước, điện giải, suy tuần hoàn, truỵ tim mạch và t‌ử von‌g nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.

Do có nhiều nguyên nhân gây tiêu chảy cấp nên việc xác định nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp việc xử lý được tốt hơn. Cụ thể, nêu bị tiêu chảy cấp do thức ăn hoặc hó‌a chấ‌t thì cách tốt nhất là ngừng tiếp xúc với những tác nhân này. Trường hợp bị bệnh do nhiễm khuẩn, cần phải điều trị bằng thuốc kháng sinh, theo chỉ định của thầy thuốc.

Trong thời gian điều trị, việc bù nước theo đường uống (oresol) là biện pháp rất có ích trong trường hợp tiêu chảy ở mức độ nhẹ hay trung bình. Bù nước và chất điện giải theo đường tĩnh mạch được chỉ định trong trường hợp mất nước nặng.

Đối với tiêu chảy cấp do virus, do hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với việc bù nước, điện giải thích ứng và kịp thời.

Để để phòng bệnh tiêu chảy cấp, người dân cần thực hiện rửa tay với xà phòng trước khi ăn; sử dụng nguồn nước sạch, chế biến và bảo quan thức ăn hợp vệ sinh; hạn chế cho trẻ ăn những đồ ăn không có nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh; thường xuyên vệ sinh môi trường bếp, nhà vệ sinh trong gia đình để đề phòng vi khuẩn sinh sôi. Trường hợp, nếu đang có dịch tiêu chảy cần cách ly và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người trong vùng dịch.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 9041
  1. Hà Nội: Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ
  2. Bảo vệ tuyệt đối an toàn cho người dân vùng ngập
  3. Ấm lòng người dân vùng lũ huyện Quốc Oai
  4. Hà Nội: Khám sức khỏe cho người dân vùng ngập lụt tại Chương Mỹ
  5. Ngập lụt ở Chương Mỹ: Hơn 6.000 người dân vẫn phải sơ tán
  6. Hà Nội vẫn còn hơn 3.500 ha ngập trong nước
  7. Huy động tổng lực giúp dân vùng ngập lụt tại huyện Chương Mỹ
  8. Dân ‘rốn ngập’ thứ 2 của Hà Nội bị cô lập suốt 15 ngày qua
  9. Người dân Thủ đô gồng mình chống lụt
  10. Quân, dân Chương Mỹ căng mình giữ đê sông Bù
  11. Ngập lâu ngày, ‘rốn lũ’ Chương Mỹ phát sinh những sự cố khó lường
  12. Thủy điện bậc thang: Nhiều nguy cơ gây thảm họa
  13. Gần 3.000 ngôi nhà chìm trong biển nước, 5.000 người phải sơ tán
  14. Ngập lụt ở ngoại thành Hà Nội: Nước đã có dấu hiệu rút
  15. Thủ đô thành sông: Dân thả lưới sân nhà bắt cá
  16. Huy động 145 máy bơm tiêu cho vùng ngập tại Hà Nội
  17. Hà Nội tăng cường kiểm tra đê, kè để kịp thời xử lý khi có sự cố
  18. Chương Mỹ xuất hiện ‘hố tử thần’ do ngập nước lâu ngày
  19. Phó thủ tướng thị sát hiện trường vụ sập nhà ở Hoà Bình
  20. Cuộc sống người dân vùng lũ Hà Nội dưới ánh nến mờ
  21. Hà Nội: Sẵn sàng xả nước để bảo vệ đê sông Bùi
Video và Bài nổi bật