60% mẫu mũ bảo hiểm không đạt chất lượng

Vietgoden Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Kém chịu lực, móp xốp lót, dán tem chất lượng mà chưa đăng ký, không nguồn gốc... là thực trạng của quá nửa số mẫu mang đến kiểm nghiệm tại Trung tâm Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khu vực 3, TP HCM, trong 15 ngày đầu tháng 11. > Số người chết đã giảm khi triển khai việc đội mũ bảo hiểm / Hơn 1.000 mũ bảo hiểm giả bị tịch thu
60% mẫu mũ bảo hiểm không đạt chất lượng
Từ 15/12 tất cả mọi người phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy. Ảnh: Kiên Cường

Ông Hoàng Lâm, Phó giám đốc Trung tâm cho rằng, các cơ quan chức năng đang thả nổi chất lượng cũng như quản lý nhãn hiệu mũ bảo hiểm do nhập khẩu quá nhiều.

Nói chuyện tại hội thảo Người tiêu dùng với chất lượng mũ bảo hiểm sáng 23/11, ông Lâm bức xúc vì rất nhiều mũ bảo hiểm được bán ngoài thị trường mà không rõ nguồn gốc từ đâu. Thậm chí nhiều nhà sản xuất chưa thực hiện đăng ký kiểm định mũ bảo hiểm cũng dán tem CS, tức tem chất lượng tự công bố phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam của nhà sản xuất.

sadws("System/System-Tweak/" );

Khi bị kiểm tra, các cơ sở sản xuất giải thích là "thấy đối thủ dán tem CS nên mình cũng làm theo". Ngoài ra, các tem CS cho mũ bảo hiểm được cho là bán đầy ngoài thị trường, mua ở đâu cũng có.

Các cơ quan chức năng đang tăng cường kiểm tra, xử lý việc kinh doanh mũ bảo hiểm kém chất lượng, trái phép. Từ tháng 8 đến nay, Chi cục quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra, tạm giữ gần 53.000 mũ bảo hiểm kinh doanh trái phép hoặc vi phạm. Trong đó có hơn 4.000 chiếc giả nhãn hiệu hàng chính hãng.


Tuy nhiên đại diện của Chi cục quản lý thị trường, Trung tâm 3, Sở Khoa học công nghệ... đều khẳng định rất khó dẹp được hàng chất lượng kém.

Theo số liệu từ Bộ Khoa học công nghệ, hiện có 148 nhãn hiệu mũ bảo hiểm trên thị trường Việt Nam. Trong đó đến 100 nhãn hiệu chưa được bảo hộ tại Việt Nam. Có khoảng 68 trong số 100 cơ sở sản xuất nội địa được phép công bố sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc gia. Nhưng điều quan trọng được Bộ nhắc nhở, cần lưu ý những nhà sản xuất công bố mũ bảo hiểm hợp chuẩn không đồng nghĩa tất cả sản phẩm làm ra đều đạt chất lượng đăng ký.

Đại diện Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam khuyến cáo, giải pháp an toàn duy nhất đối với người tiêu dùng hiện nay là phải tự nhận biết mũ bảo hiểm nào thật, nhái. Song biện pháp phân biệt cũng chỉ bằng mắt và kinh nghiệm mà thôi.

Ông Đoàn Đình Chính, Quyền giám đốc Trung tâm nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng thuộc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng phía Nam Hoàng Nam Vinh cho rằng, mũ bảo hiểm là một vật dụng liên quan trực tiếp đến tính mạng của người dân. Nếu mũ bảo hiểm kém chất lượng, nguy cơ bị ảnh hưởng khi xảy ra tai nạn của người bỏ tiền mua nó rất cao. Do đó các cơ quan chức năng phải kiểm tra, xử lý thật quyết liệt.

Hội Bảo vệ người tiêu dùng phía Nam cũng đưa ra hướng dẫn mua mũ bảo hiểm an toàn tối thiểu. Theo đó mũ sản xuất trong nước phải có tem kiểm định (có ghi nơi sản xuất), dòng chữ TCVN 5756:2001 ẩn phía dưới và chữ CS màu đen nổi lên trên. Nếu hàng nhập khẩu thì tem cần có tên đơn vị kiểm tra, số kiểm soát (SKS) và thêm dòng TCVN 5756:2001.

Các nguyên nhân cơ bản làm mũ bảo hiểm không đạt chất lượng"

Nguyên nhân vỡ vỏ nhựa: Chủ yếu do nguyên liệu nhựa kém, độ dẽo và độ cứng chưa đạt. Nhiệt độ ép nhựa không thích hợp. Chiều dày vỏ nhựa quá mỏng.

Về móp xốp: Đây là chi tiết quan trọng và khó sản xuất nhất của mũ bảo hiểm. Móp quá mềm nên dễ bị lún khi va đập. Móp quá cứng không có tác dụng trong việc hấp thu xung động. Độ liên kết hạt nhựa của móp không bền vững cũng dễ bị bung ra khi có va đập.

Với cụm khóa và dây đeo: Thường gặp nhất là vật tư làm khóa không đúng chủng loại nên dễ bị đứt. Dây đeo bị giãn do quá nhiều chi tiết, độ dày và lớn của dây không đảm bảo.

Kiên Cường

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật