6 quyết định dễ khiến bạn hối tiếc trong công việc

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mỗi ngày làm việc, bạn sẽ phải liên tục đưa ra nhiều quyết định khác nhau, trong đó có những điều rất bình thường nhưng lại gây tác động lớn đến sự nghiệp của bạn về sau. Theo chia sẻ của Trưởng phòng Tư vấn Tuyển dụng CareerLink, một trong những công ty hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực hỗ trợ tuyển dụng nhân sự và việc làm thì bạn nên tránh đưa ra 6 lựa chọn sau đây có thể khiến bạn hối tiếc trong nghề nghiệp của mình, hãy cùng tham khảo nhé!
6 quyết định dễ khiến bạn hối tiếc trong công việc
ảnh minh họa

Tham khảo các việc làm hấp dẫn tại careerlink.vn

     1. Tham gia vào các nhóm "bà tám"

Như một sự tất yếu chốn công sở, chúng ta sẽ đối diện với một vài thành viên “miệng mồm nhanh nhảu”. Và những người như thế sẽ cùng với nhau lập thành nhóm "bà tám" để chuyên đi thọc mạch, bới móc người khác.

Nếu quyết định tham gia vào cuộc vui này thì tất nhiên bạn sẽ có “bè phái”, nhưng chắc chắn những đồng nghiệp/sếp nghiêm túc không thích điều này. Ai cũng muốn có một người bạn chăm chỉ, một nhân viên nhiệt tình chứ không cần những người “nói nhiều hơn làm”. Tốt hơn là bạn nên truyền năng lượng của mình vào công việc, nó sẽ đem lại lợi ích cho bạn trong tương lai.

      2. Cắt đứt các mối quan hệ

Sẽ có những lúc bạn muốn cắt đứt một vài mối quan hệ để giữ vững giá trị đạo đức cũng như hạnh phúc cá nhân. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp việc từ bỏ các mối quan hệ là điều không được khuyến khích. Hãy nỗ lực hết mình để tạo ấn tượng tích cực cho những người bạn gặp và các đồng nghiệp thân thiện. Bởi bạn có thể không cần đến họ trong hiện tại, nhưng không vì thế mà tất cả vô nghĩa ở tương lai. Hãy khéo léo và luôn “giữ lửa” các mối quan hệ ở mức vừa phải để bạn sẽ hiểu ý nghĩa của “sức mạnh quan hệ” khi cầm một lá thư giới thiệu hoặc một lời đảm bảo để vượt qua khó khăn.

     3. Kim chỉ nam sự nghiệp chỉ dừng ở chuyện tiền nong

Có rất nhiều người được hỏi rằng “tại sao anh/chị chọn công việc đó?”, thì không ít câu trả lời là lương hấp dẫn. Không thể phủ nhận rằng tiền lương là quan trọng nhưng vấn đề là nó không tạo nên toàn bộ sự nghiệp, thành công hay hạnh phúc của bạn. Sẽ không ai trách bạn vì đã “chạy” theo việc tăng lương - điều đó là dễ hiểu và trong nhiều tình huống, bạn nên làm như vậy. Tuy nhiên, nếu dành toàn bộ sự nghiệp để chạy theo tiền, trong khi đó lại bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như cơ hội thăng tiến, văn hóa công ty, niềm vui trong công việc, sự thỏ‌a mã‌n cá nhân thì cuối cùng bạn chỉ nhận lại sự thất vọng mà thôi.

     4. Đánh đổi hoặc làm tổn hại đến các giá trị cốt lõi của bản thân

Có khả năng thích nghi là điều tích cực nhưng đừng dễ dãi đến nỗi để niềm tin và nhận thức của mình bị “thổi” sang một bên. Cho dù sếp yêu cầu bạn làm điều gì đó khiến bản thân không thoải mái, hay bạn phát hiện điều gì đó cần phải báo cáo với cấp trên hoặc công ty không phù hợp với tầm nhìn và ưu tiên, hãy giữ vững những giá trị cốt lõi của mình. Nếu bạn không tôn trọng chính mình thì bạn sẽ không đợi điều đó ở bất cứ ai.

    5. Kiềm hãm sự phát triển

Từ chối các cơ hội việc làm thú vị chỉ vì bạn sợ ra khỏi vùng thoải mái hoặc sợ bị từ chối, thậm chí không bận tâm gửi CV cho công việc nghe có vẻ hoàn hảo bởi vì đã chắc chắn không bao giờ được mời phỏng vấn... là biểu hiện phổ biến khiến bạn không thể phát triển. Điều này có vẻ như một cách hiệu quả để giữ an toàn và bảo vệ cái tôi của bản thân, nhưng về sau bạn sẽ bị ám ảnh bởi “kịch bản”: Sẽ thế nào nếu như...

    6. Chỉ biết đỗ lổi cho người khác

Nhìn nhận sai lầm của bản thân là điều rất khó khăn, tuy nhiên việc đổ lỗi cho người khác thường chỉ mang đến kết quả phản tác dụng. Vì vậy, hãy chống lại sự cám dỗ đó và thay vào đó, hãy nhận trách nhiệm ngay lập tức, bất kể sai lầm đó khiến bạn mất thể diện đến mức nào. Điều này sẽ khiến người khác nể trọng bạn, bản thân cũng sẽ thêm kiên cường trước khó khăn và học hỏi thêm kinh nghiệm bổ ích sau khi vấp ngã.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật