Doanh nghiệp thực phẩm khổ vì “vi chất dinh dưỡng”

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm theo Nghị định 09/2016/NĐ-CP đang làm khó các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Doanh nghiệp thực phẩm khổ vì “vi chất dinh dưỡng”
Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng, thiếu hay thừa iốt đều bất lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không thể lấy khảo sát của một vùng mà bắt toàn dân dùng muối iốt, bắt tất cả doanh nghiệp thực

Nghị định 09/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/1/2016 (Nghị định 09) quy định “Muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I ốt” (có hiệu lực từ ngày 28/1/2017).

Chặn cửa xuất khẩu của doanh nghiệp

Tuy nhiên, bà Huỳnh Kim Chi, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ bột mì cho biết, từ ngày Nghị định 09 có hiệu lực thi hành, công ty bổ sung vi chất sắt, kẽm vào sản xuất. Nhưng khi bổ sung những chất này vào thì bột mì bị nổi đốm, màu sắc các sản phẩm thành phẩm không ổn định, bị biến đổi ảnh hưởng đến chất lượng.

“Chính vì thế phần lớn khách hàng của công ty không chấp nhận các sản phẩm làm từ bột mì có bổ sung vi chất sắt và kẽm” - bà Chi và cho biết: hầu hết các thị trường nhập khẩu sản phẩm của công ty như Mỹ, Canada… cũng đều không yêu cầu bổ sung vi chất sắt và kẽm vào sản phẩm. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh số, làm giảm thị phần của công ty.

Cùng chung cảnh ngộ, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam nêu thực tế sản phẩm bị xỉn màu hơn so với bột mì thường, các tính chất dai, giòn, trơn bóng cũng bị giảm khiến khách hàng không ưa chuộng sản phẩm.
Ông Asahira Keita, Phó giám đốc khối marketing Công ty CP Acecook Việt Nam cho biết: "Để làm ra sản phẩm với các tính chất như cũ, chúng tôi phải đầu tư nghiên cứu các công thức khác nhau rất tốn kém".

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều không bắt buộc sử dụng muối iốt trong chế biến công nghiệp thực phẩm. Doanh nghiệp nào dùng để chế biến đều phải kê khai trên nhãn mác.

Đặc biệt, việc đáp ứng quy định này, theo ông Asahira Keita, đã ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp. “Nhiều nước trên thế giới cấm sử dụng các vi chất mà Việt Nam bắt buộc hoặc muốn xuất khẩu vào nước họ phải xin phép, công bố, chứng minh vô cùng rắc rối. Quy định phải ghi trên bao bì là có sắt, kẽm... Khi đó, người tiêu dùng nước ngoài sẽ không mua nữa”.

Chờ... Bộ Y tế

Một giải pháp mà các doanh nghiệp này từng đưa ra là tách hai phần sản xuất là bột mì không bổ sung cho xuất khẩu và dây chuyền có sử dụng bột mì bổ sung vi chất cho thị trường trong nước.
“Nhưng làm như vậy sẽ gây khó khăn, tốn kém, thậm chí đi ngược lại với quá trình đầu tư tự động hóa đã áp dụng trước đây” - ông Asahira Keita cho biết.

Thực tế, trong nghị quyết 19-2018/NQ-CP về các giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2018 và những năm tiếp theo ban hành vào tháng 5/2018, Chính phủ đã giao Bộ Y tế "nghiên cứu, sửa đổi bổ sung nghị định 09".

Theo đó, bãi bỏ quy định "muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt" và "bãi bỏ quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm". Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích doanh nghiệp chế biến thực phẩm sử dụng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm vẫn đang dài cổ chờ... Bộ Y tế.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật