Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Singapore và trận chiến an ninh

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Singapore tiến hành một trong những chiến dịch an ninh lớn nhất lịch sử nước mình để bảo đảm an toàn cho Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-
Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Singapore và trận chiến an ninh
Tổng thống Mỹ Donald Trump được Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan và một số quan chức khác đón tiếp ngay sau khi xuống máy bay tối 10-6. Ảnh: REUTERS

Ngay từ khi biết Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên sẽ diễn ra ở Singapore vào ngày 12-6, dư luận đánh giá có lẽ đây là lựa chọn đúng đắn cho sự kiện lịch sử này, một phần vì năng lực an ninh, tình báo của nước chủ nhà được đánh giá cao.

Lựa chọn hợp lý

Quốc gia Đông Nam Á này thường xuyên chứng tỏ họ có thể đăng cai một hội nghị lớn mà không để xảy ra bất kỳ sơ suất nào. Trong nhiều thập kỷ qua, Singapore đã tổ chức nhiều cuộc hội nghị an ninh khu vực cũng như là nước chủ nhà của ngày càng nhiều hội nghị cấp cao song phương. Đáng chú ý, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và nhà lãnh đạo Đài Loan khi đó là Mã Anh Cửu đã gặp nhau tại Singapore năm 2015.

Nước này có nhiều khách sạn và các cơ sở khác với đội ngũ nhân viên được huấn luyện thường xuyên cho các sự kiện lớn được thắt chặt an ninh. Singapore có lợi thế gần Triều Tiên về mặt địa lý hơn so với những ứng viên tiềm tàng khác, như Thụy Sĩ hoặc Thụy Điển. Điều này khiến cho việc di chuyển của nhà lãnh đạo Kim Jong-un dễ dàng hơn và dĩ nhiên là an toàn hơn. Một điều khác quan trọng không kém là vào thời điểm này, Singapore vừa duy trì quan hệ với Triều Tiên vừa là đối tác an ninh thân cận của Mỹ.

Bộ Nội vụ Singapore tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều là sự kiện an ninh đặc biệt từ ngày 10 đến 14-6 theo Đạo luật Trật tự công cộng. Trong suốt thời gian này, dân chúng Singapore sẽ chứng kiến những biện pháp an ninh cao độ tại các nơi liên quan đến cuộc gặp giữa ông Trump và ông Kim, cùng với các khu vực chung quanh. Cụ thể, cảnh sát tăng cường kiểm tra an ninh đối với người, xe cộ và tàu thuyền tại những địa điểm nhạ‌y cả‌m. Một số khu vực quan trọng của thành phố gần như bị phong tỏa trong lúc rào chắn an ninh được dựng lên ở nhiều nơi. Các biện pháp an ninh bổ sung gồm cấm máy bay không người lái bên trong những khu vực diễn ra sự kiện đặc biệt nói trên, hạn chế không phận và tàu thuyền đi lại...

Tờ The Straits Times nhận định đây là một trong những chiến dịch an ninh lớn nhất trong lịch sử đảo quốc 5,6 triệu dân này dù số lượng cảnh sát chính thức được triển khai, trong đó có cả lực lượng tinh nhuệ Gurkha, không được công bố. Để so sánh, chiến dịch an ninh "khủng" gần đây nhất là hồi năm 2006. Khi đó, khoảng 23.000 cảnh sát Singapore được huy động để bảo đảm an ninh cho hội nghị cấp cao của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế.

Ưu tiên hàng đầu

Có mặt ở Singapore trước thềm hội nghị, một số thành viên trong phái đoàn của ông Kim quyết định nhà lãnh đạo của họ sẽ lưu trú tại khách sạn St. Regis bởi vì "rủi ro về an ninh ít hơn". Khách sạn này thuộc quyền sở hữu của công dân Singapore và nhà lãnh đạo Triều Tiên từng bày tỏ không muốn lưu trú tại một khách sạn thuộc sở hữu của Mỹ hoặc phương Tây - theo tờ South China Morning Post. Trong khi đó, Tổng thống Trump ở khách sạn 5 sao Shangri-La, thuộc sở hữu Tập đoàn Kuok của tỉ phú người Malaysia Robert Kuok. Tất cả khách sạn này đều đã được siết chặt an ninh.

Ngay từ ngày 9-6, nhà chức trách Singapore đã chặn con đường bên ngoài khách sạn St. Regis bằng những khối bê-tông màu vàng và hàng rào màu xám được đặt đối diện khách sạn. Trong khi đó, bên ngoài khách sạn Shangri-La, rào chắn an ninh của cảnh sát cũng được dựng lên để kiểm tra những ai ra vào. Còn tại khách sạn Capella trên đảo nghỉ dưỡng Sentosa, nơi dự kiến diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, một nhân viên được bố trí ngay tại lối vào để ngăn du khách trong khi một chiếc xe tải màu xanh chặn ngay đường vào khách sạn. Cơ sở này đã được đóng cửa đối với công chúng từ ngày 8-6 và một chốt kiểm tra an ninh được dựng lên. Thêm vào đó, những camera giám sát mới đã được lắp đặt tại mọi hướng đến 3 khách sạn trên.

Ông Lee Yun-keol, một cựu vệ sĩ của gia đình ông Kim trước khi chạy sang Hàn Quốc và hiện đứng đầu Trung tâm dịch vụ Thông tin Chiến lược về Triều Tiên, cho rằng Bình Nhưỡng có lẽ đã yêu cầu Singapore bảo đảm an ninh cho ông Kim và phái đoàn của mình ở mức cao như những gì Trung Quốc cung cấp. Ông Lee khẳng định an ninh của nhà lãnh đạo Triều Tiên luôn là ưu tiên hàng đầu, đặc biệt khi ông ra nước ngoài.

Chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông Kim sau khi lên nắm quyền đã được giữ bí mật để bảo đảm an toàn. Hồi tháng 3 qua, ông đến Bắc Kinh trên chuyến xe lửa bọc thép và các đường phố được phong tỏa trong khi đoàn xe của ông chạy trong thành phố. Khi đó, Trung Quốc đã được yêu cầu tăng thêm số lính gác dọc theo đường ray. Lần này, có thể Bình Nhưỡng yêu cầu Singapore bố trí thêm lực lượng an ninh tại sân bay Changi giữa lúc "cả thế giới quan sát bước đi" của ông Kim.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8737
  1. Lầu Năm Góc xác nhận hoãn tập trận tháng 8 với Hàn Quốc
  2. 40.000 vụ tấn công mạng nhắm vào Singapore dịp thượng đỉnh Trump-Kim
  3. Nhật sẵn sàng tài trợ một phần quá trình phi hạt nhân hóa Triều Tiên
  4. Triều Tiên sắp trao trả hài cốt quân nhân Mỹ
  5. KCNA: Triều-Trung thảo luận tương lai mới và hòa bình thực chất
  6. Hậu Thượng đỉnh Mỹ - Triều: Tỷ số đang nghiêng về ông Kim Jong-un?
  7. Mỹ - Hàn sắp tuyên bố chấm dứt tập trận chung
  8. Triều Tiên bí mật tiếp cận con rể Trump để dàn xếp cuộc gặp lịch sử
  9. Căng thẳng Mỹ - Trung, vàng mất 606.000 đồng/lượng
  10. Mỹ rảnh tay lo chuyện Trung Quốc
  11. Tổng bí thư: ‘Lòng yêu nước bị kẻ xấu lợi dụng, kích động biểu tình’
  12. Ông Shinzo Abe khen ngợi ông Trump về kết quả cuộc gặp Mỹ-Triều
  13. Trump muốn dân ‘thẳng lưng lắng nghe’ lãnh đạo như người Triều Tiên?
  14. Đầu tư nước ngoài có thể sớm tìm đường vào Triều Tiên
  15. Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Ám ảnh 3 tiền lệ Nam Phi, Ukraine, Libya
  16. Nỗi ám ảnh an ninh của Triều Tiên tại cuộc gặp lịch sử Trump - Kim
  17. Bất ngờ về đội quân âm thầm bảo vệ nguyên thủ Mỹ - Triều Tiên tại Singapore
  18. Giờ là lúc các bên ‘hỏi ý’ Trung Quốc?
  19. Nỗi lo của Triều Tiên về gián điệp trong cuộc họp Trump - Kim
  20. Hậu thượng đỉnh Mỹ - Triều, Trung Quốc cân nhắc xóa bỏ lệnh trừng phạt Triều Tiên
  21. Bản chất khoa học của phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
  22. Quan chức Hàn: Quân Mỹ đóng ở Hàn Quốc nằm ngoài đàm phán hạt nhân
Video và Bài nổi bật