Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ ảnh hưởng châu Á như thế nào?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un có thể thay đổi cục diện an ninh tại khu vực châu Á bất kể hai bên có đạt được thỏa thuận gì hay không.
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ ảnh hưởng châu Á như thế nào?
Ảnh minh họa

Một chìa khóa quan trọng cho sự thành công của hội nghị lần này là vấn đề phi hạt nhân hóa. Bình Nhưỡng trước đó đã tuyên bố chỉ từ bỏ vũ khí hạt nhân khi Washington rút toàn bộ 28.500 quân lính Mỹ đang có mặt tại Hàn Quốc, dấy lên mối quan ngại cho các nước đồng minh châu Á vì họ phụ thuộc rất nhiều vào các cam kết an ninh của Mỹ.

Ngược lại, nếu hội nghị không thành công thì Mỹ có thể sẽ tiến hành những đợt tấn công mang tính phòng vệ đối với Triều Tiên và khu vực châu Á cũng chẳng được yên ổn.

Dù kết quả ra sao, các nước châu Á cũng buộc phải đề cao phòng vệ vì an ninh trong khu vực có thể bị đe dọa. Nhận thấy đây là một vấn đề cấp bách, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in được cho là sẽ tham gia vào cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến vào ngày 12/6 ở Singapore.

Kịch bản 1: Thành công

Nếu Kim Jong-un đồng ý từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân thì đổi lại, Mỹ phải giảm bớt sự hiện diện về quân sự trên bán đảo Triều Tiên, nói cách khác là bãi bỏ cấm vận. Tiến độ và lịch trình là 2 yếu tố then chốt.

Nếu việc giải trừ quân bị là chuyện xa vời thì châu Á sẽ chẳng bị ảnh hưởng gì nhiều. Tuy nhiên, nếu là 5 năm tới, cộng với lượng tiền đổ vào Triều Tiên và liên minh Mỹ - Hàn suy yếu, Nhật Bản sẽ là quốc gia cần phải lo lắng. Đây là nhận định của Sharon Squassoni, cựu giám đốc điều phối chiến lược Văn phòng hạn chế vũ khí hủy diệt hàng loạt. Sharon đang làm giáo sư nghiên cứu tại trường Đại học George Washington.

Hơn thế nữa, nếu Mỹ rút quân khỏi bán đảo Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật Bản đều sẽ rơi vào nguy hiểm do nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên. Mối đe dọa này là rất lớn do lúc đó Triều Tiên đã cải thiện nền kinh tế của họ.

“Bất cứ thỏa thuận nào gỡ bỏ mối nguy hiểm hạt nhân cho Mỹ nhưng lại khiến Nhật Bản và Hàn Quốc chịu rủi ro bị Triều Tiên tấn công đều đáng lo ngại”, Troy Stangarone, một giám đốc cấp cao của Học viện Kinh tế Hàn Quốc có trụ sở tại Washington, cho biết.

Kịch bản 2: Thất bại

Nếu hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào ngày 12/6 sắp tới thất bại đồng nghĩa quan chức 2 nước không thể tìm ra giải pháp ngoại giao thích hợp thì phương án quân sự là hướng đi tốt nhất.

“Chắc chắn phương án quân sự sẽ được đặt lên hàng đầu nếu không có thỏa thuận nào được kí kết do Mỹ luôn ưu tiên loại bỏ hiểm họa từ Bắc Hàn”, theo viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS).

Đa số các chuyên gia nhận định hội nghị sắp tới sẽ chỉ đưa ra những cam kết chung chung trong vấn đề hạt nhân.

"Khu vực Châu Á sẽ không chịu ảnh hưởng nhiều vì những cam kết như thế không có gì mới lạ”,Squassoni cho biết.Đồng ý với quan điểm trên nhưng Stangarone cũng cảnh báo rằng các cường quốc châu Á nên sớm tìm ra giải pháp phi hạt nhân hóa.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8601
  1. Những ‘vai diễn chính’ trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
  2. Nỗ lực chạy đua hồi sinh thượng đỉnh Trump - Kim trên toàn cầu
  3. Nhật, Nga, Trung chạy đua để không bị ‘bên lề’ thượng đỉnh Mỹ - Triều
  4. Ngoại trưởng Mike Pompeo: Thượng đỉnh Mỹ-Triều là cơ hội chỉ một lần trong đời
  5. Ngoại trưởng Mỹ nói đàm phán với Triều Tiên đang đi đúng hướng
  6. ‘Trùm’ tình báo Triều Tiên sẽ tới Nhà Trắng, trao thư của Kim Jong-un
  7. Tổng thống Trump chờ thư từ lãnh đạo Kim
  8. Triều Tiên ‘nhất định’ giải trừ hạt nhân, ông Kim gửi thư cho Tổng thống Trump
  9. Chiến lược khó ngờ của Mỹ và Triều Tiên trên đấu trường ngoại giao
  10. Thiện chí của ông Kim Jong-un trước thượng đỉnh Mỹ - Triều
  11. Mỹ-Triều Tiên thảo luận về những ưu tiên cho cuộc gặp thượng đỉnh
  12. Ngoại giao con thoi trước thượng đỉnh Mỹ-Triều
  13. Trump: Có lẽ chúng tôi sẽ cần cuộc gặp thứ hai, mà cũng có thể không có cuộc nào
  14. Mỹ khẳng định có các cuộc thảo luận “thực chất” với Triều Tiên
  15. Thượng đỉnh Mỹ-Triều gặp thách thức lớn
  16. Ván cờ Triều Tiên: Những kịch bản thống nhất hai miền
  17. Trump trông đợi thư của Kim Jong-un
  18. Việt Nam hoan nghênh Mỹ - Triều tiếp tục nỗ lực thảo luận
  19. Kim Yong Chol - Từ lính gác, cận vệ đến trùm tình báo Triều Tiên
  20. Ông Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
  21. Phi hạt nhân hóa, trọng tâm của cuộc gặp tại New York
Video và Bài nổi bật