Nhật, Nga, Trung chạy đua để không bị ‘bên lề’ thượng đỉnh Mỹ - Triều

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trung Quốc, Nhật Bản và Nga đều đang chạy đua để gây ảnh hưởng lên cuộc gặp giữa tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên, dù việc nó có diễn ra hay không vẫn chưa chắc chắn.
Nhật, Nga, Trung chạy đua để không bị ‘bên lề’ thượng đỉnh Mỹ - Triều
Ảnh minh họa

Ngày 31/5, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đến Bình Nhưỡng giữa lúc có tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un có thể gặp Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận Bình bên lề cuộc họp thượng đỉnh thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Thanh Đảo, Trung Quốc, vào tuần tới.

Ở một hướng khác, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sắp đến Nhà Trắng để gặp Tổng thống Donald Trump vào ngày 7/6.

Tất cả những chuyến thăm viếng trên diễn ra trước cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều vào ngày 12/6 tại Singapore. Ngoại trừ Hàn Quốc, nước đóng vai trò trung gian cho cuộc gặp từ đầu, các cường quốc có ảnh hưởng đến tình hình Đông Á, như Trung Quốc, Nhật Bản và Nga, đều đang "chạy đua" và tỏ rõ mong muốn không bị gạt ra bên lề hay bị động trước những diễn biến mới.

Không nước nào có hiện diện rõ ràng rõ rệt trong các động thái của Triều Tiên từ đầu năm đến nay như Trung Quốc. Nhà lãnh đạo Triều Tiên, người không hề công du kể từ khi lên nắm quyền vào năm 2011, đã đến Trung Quốc 2 lần trong nửa đầu năm 2018 để gặp Chủ tịch Tập, một lần trước cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In và một lần trước cuộc gặp với Tổng thống Trump.

Khi Bình Nhưỡng đột ngột đổi giọng, dọa hủy cuộc gặp ở Singapore, Tổng thống Trump đã nghi ngờ chính Bắc Kinh đứng sau "giật dây".

Trung Quốc và Triều Tiên có chung đường biên giới và những mối liên hệ trong quá khứ. Bắc Kinh cũng là nhà cung cấp nhiên liệu chính cho Bình Nhưỡng. Trong lúc cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Trump và ông Kim được sắp đặt đầy sốt sắng bởi tổng thống Hàn Quốc và là đồng minh của Mỹ, Trung Quốc, nước đồng minh lâu năm của Triều Tiên, không thể không cảm thấy bất an.

Nếu bán đảo Triều Tiên thống nhất hoặc được phi hạt nhân hóa theo những điều khoản có lợi cho Mỹ và Hàn Quốc, việc đó sẽ đẩy lính Mỹ đến gần hơn với biên giới Hàn Quốc

Ở mặt khác, một năm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên cũng đẩy Trung Quốc vào thế khó xử với các cuộc tập trận trên bán đảo Triều Tiên và Mỹ gây sức ép buộc Trung Quốc thực thi nghị quyết trừng phạt Triều Tiên. Nếu cuộc gặp Mỹ - Triều thất bại, Washington có thể cũng lại tăng cường hiện diện quân sự và sử dụng phương án quân sự với Bình Nhưỡng. Vì vậy, có thể mục đích của ông Tập trong các cuộc gặp với ông Kim không phải là để tạo nên trở ngại. Đó là động thái thể hiện sự ủng hộ mà Bắc Kinh có thể dành cho Bình Nhưỡng.

"Người Trung Quốc có thể sống với một bán đảo Triều Tiên thống nhất, và nhất quán với lợi ích của họ", News.com.au dẫn lời giáo sư Bates Gill, chuyên gia an ninh châu Á - Thái Bình Dương của viện nghiên cứu Lowy (Australia).

"Nhưng cho đến khi có sự tương quan như trên về điều kiện, và tôi không nghĩ việc đó sẽ đến sớm, phương án khả thi hơn (với Trung Quốc) là bán đảo tiếp tục chia cắt".

Các ghi nhận gần đây về quan hệ Trung - Triều cũng "cho thấy ông Kim không phải người nhất nhất nghe theo ông Tập trừ khi nó phù hợp mục tiêu của ông ấy", Wall Street Journal dẫn lời Bilahari Kausikan, một nhà ngoại giao cao cấp người Singapore.

Dù các nhà phân tích vẫn tranh cãi nhau về mong muốn của họ đối với cuộc gặp Kim - Trump, Bắc Kinh rõ ràng không thể để cuộc gặp diễn ra, dù thành công hay thất bại, mà không có sự tác động của họ.

"Ở bất kỳ cấp độ nào, rõ ràng là Trung Quốc bị mâu thuẫn trước cuộc gặp này", ông Kausikan nói.

Abe lu mờ

Khi tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng với gần 20 lần phóng tên lửa của Triều Tiên, Nhật Bản là đất nước đã liên tục nằm dưới đường bay của tên lửa Bình Nhưỡng. Khi thế đối đầu tại Đông Á chuyển dần sang đối thoại và cuộc gặp giữa Tổng thống Trump và lãnh đạo Kim đến gần, chính phủ Nhật Bản lại thấy họ gần như bị đẩy ra ngoài.

New York Times nhận định rằng ông Abe còn lo ngại việc ông Trump sẽ tiến đến một thỏa thuận giải giáp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên mà bỏ qua lo lắng của Nhật Bản về các tên lửa tầm thấp, vốn đã đủ để vươn đến lãnh thổ Nhật Bản.

Thủ tướng Abe cũng lo sợ Mỹ và Triều Tiên sẽ làm hòa mà bỏ quên vấn đề người Nhật bị bắt cóc. Kể từ khi nhậm chức, Thủ tướng Abe đã tìm cách để đưa những công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980 về nước, coi đây là một trong những ưu tiên. Thủ tướng Nhật có thể sẽ đưa ra vấn đề này trong cuộc gặp ở Nhà Trắng.

Thủ tướng Abe là người ủng hộ chiến dịch "gây áp lực tối đa" của Tổng thống Trump nhưng chính dưới sự trung gian của Hàn Quốc, Mỹ đã tìm kiếm giải pháp đối thoại với Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng "vấn đề quan trọng phải chuẩn bị cho thượng đỉnh Mỹ - Triệu là nó bao gồm cơ hội giải quyết vấn đề hạt nhân, tên lửa và (công dân Nhật Bản) bị bắt cóc".

Trong số các quốc gia đang tìm cách gây ảnh hưởng đến cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Triều, Nhật Bản là bên có quan điểm cứng rắn nhất. Vào năm 2017, Thủ tướng Shinzo Abe là người kiên quyết với cách tiếp cận "gây áp lực tối đa" lên Triều Tiên trong khi Tổng thống Trump đã bị Hàn Quốc thuyết phục và tìm kiếm phương án đối thoại với Bình Nhưỡng.

Giờ đây, Tokyo tiếp tục là bên liên tục kêu gọi việc phi hạt nhân hóa phải hoàn toàn và ngay lập tức, đi cùng với việc giải trừ tất cả tên lửa, vũ khí sinh học của Triều Tiên. Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm gần đây, ông Abe và ông Trump đã đồng ý sẽ hợp tác vì mục tiêu này, nhưng phi hạt nhân hóa theo cách nào lại chính là khúc mắc vẫn tồn đọng giữa Triều Tiên và Mỹ.

Nga tăng tốc phút chót

Khi cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều chỉ còn cách khoảng chục ngày, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov bất ngờ thăm Triều Tiên và gặp gỡ lãnh đạo Kim Jong Un. Cùng lúc đó, một tổ chức nhân quyền đóng tại Hong Kong loan tin ông Kim Jong Un có thể đến dự cuộc họp thượng đỉnh thường niên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) diễn ra tại Thanh Đảo, Trung Quốc từ ngày 9-10/6.

Quan trọng hơn, ông Kim có thể có cuộc gặp tay 3 với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Tập ở Thanh Đảo. Trong chuyến thăm của mình, ngoại trưởng Nga cũng gửi lời của Tổng thống Vladimir Putin để mời ông Kim thăm Moscow.

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ở Bình Nhưỡng hôm 31/5. Ảnh: AFP.

Nga không có nhiều ảnh hưởng lên Triều Tiên như Trung Quốc nhưng nước này cũng với chính quyền Bình Nhưỡng 17 km đường biên giới. Nga đã ủng hộ Triều Tiên sau khi độc lập và trong cuộc chiến 1950-1953. Hai nước tiếp tục quan hệ ngoại giao gần gũi trong thời chiến tranh Lạnh nhưng bị ảnh hưởng vài năm qua bởi cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Trong thời gian Mỹ siết chặt cấm vận Triều Tiên, các nhà phân tích nói rằng Moscow vẫn cho phép Bình Nhưỡng sử dụng các cảng của họ.

"Câu chuyện bị che giấu về Triều Tiên năm qua là Nga luôn luôn là một cái van an toàn cho họ", New York Times dẫn lời Evan S. Medeiros, người từng làm cố vấn châu Á cao cấp của cựu tổng thống Barack Obama. "Đó là một cách để hạn chế chiến dịch ’gây áp lực tối đa’ của Tổng thống Trump".

Trước đó vài ngày, phát biểu tại một diễn đàn kinh tế ở St. Petersburg và trong lúc Tổng thống Trump vừa hủy cuộc gặp ở Singapore, Tổng thống Putin nói rằng việc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều bị hủy cho thấy tầm quan trọng của một cuộc gặp Nga - Mỹ. Theo ông, chương trình hạt nhân của Triều Tiên cũng như những căng thẳng sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là lý do khiến ông nên "gặp trực tiếp Trump" nhưng có quá nhiều việc ngăn trở cuộc gặp xảy ra.

Trong lúc tất cả các cường quốc đều chạy đua để gây ảnh hưởng đến cuộc gặp gỡ tại Singapore, Ngoại trưởng Mỹ vừa tiếp Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương đảng Lao động Triều Tiên Kim Yong Chol tại một căn hộ ở New York, Mỹ. Họ ăn một bữa tối kiểu Mỹ với bít tết, ngô và pho mát rồi cho biết đã đạt được "tiến bộ thật sự" trong việc chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh, dù khác biệt giữa đôi bên vẫn còn rất lớn.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8601
  1. Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều sẽ ảnh hưởng châu Á như thế nào?
  2. Những ‘vai diễn chính’ trong cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
  3. Nỗ lực chạy đua hồi sinh thượng đỉnh Trump - Kim trên toàn cầu
  4. Ngoại trưởng Mike Pompeo: Thượng đỉnh Mỹ-Triều là cơ hội chỉ một lần trong đời
  5. Ngoại trưởng Mỹ nói đàm phán với Triều Tiên đang đi đúng hướng
  6. ‘Trùm’ tình báo Triều Tiên sẽ tới Nhà Trắng, trao thư của Kim Jong-un
  7. Tổng thống Trump chờ thư từ lãnh đạo Kim
  8. Triều Tiên ‘nhất định’ giải trừ hạt nhân, ông Kim gửi thư cho Tổng thống Trump
  9. Chiến lược khó ngờ của Mỹ và Triều Tiên trên đấu trường ngoại giao
  10. Thiện chí của ông Kim Jong-un trước thượng đỉnh Mỹ - Triều
  11. Mỹ-Triều Tiên thảo luận về những ưu tiên cho cuộc gặp thượng đỉnh
  12. Ngoại giao con thoi trước thượng đỉnh Mỹ-Triều
  13. Trump: Có lẽ chúng tôi sẽ cần cuộc gặp thứ hai, mà cũng có thể không có cuộc nào
  14. Mỹ khẳng định có các cuộc thảo luận “thực chất” với Triều Tiên
  15. Thượng đỉnh Mỹ-Triều gặp thách thức lớn
  16. Ván cờ Triều Tiên: Những kịch bản thống nhất hai miền
  17. Trump trông đợi thư của Kim Jong-un
  18. Việt Nam hoan nghênh Mỹ - Triều tiếp tục nỗ lực thảo luận
  19. Kim Yong Chol - Từ lính gác, cận vệ đến trùm tình báo Triều Tiên
  20. Ông Kim Jong Un tiếp Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
  21. Phi hạt nhân hóa, trọng tâm của cuộc gặp tại New York
Video và Bài nổi bật