Israel vạch kế hoạch tuyệt mật phá cơ sở hạt nhân Iran

Star Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Một cựu Giám đốc của cơ quan tình báo Israel tiết lộ là ngay từ năm 2011, nước này đã vạch kế hoạch không kích các cơ sở hạt nhân của Iran.
Israel vạch kế hoạch tuyệt mật phá cơ sở hạt nhân Iran
Israel đã nhiều lần dự định không kích các cơ sở hạt nhân của Iran

Israel định tấn công cơ sở hạt nhân Iran

Tamir Pardo, người đứng đầu Cơ quan tình báo đối ngoại (Mossad) của Israel cho đến năm 2016, đã tiết lộ rằng, thủ tướng Israel đã bắt đầu một quá trình đếm ngược để bắt đầu một cuộc chiến chống lại Cộng hòa Hồi giáo Iran, ra lệnh tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran vào năm 2011.

Ông Pardo được bổ nhiệm làm người đứng đầu Mossad vào đầu năm 2011, rời chức vụ của mình vào năm 2016, sau đó ông Yossi Cohen lên thay.

Theo Pardo, Thủ tướng Netanyahu cũng như Bộ trưởng quốc phòng Ehud Barak, không muốn bỏ lỡ cơ hội để tiêu diệt các cơ sở hạt nhân của Iran, trước khi chính quyền Tehran có thể đạt được khả năng chế tạo vũ khí hạt nhân.

Bộ trưởng quốc phòng Ehud Barak và thủ tướng Bejamin Netanyahu đều kết luận rằng Iran đã gần đến thời điểm các cơ sở chế tạo vũ khí không thể bị phá hủy, và nhất trí rằng Israel nên có hành động trước khi quá muộn.

Họ đã ra lệnh cho Lực lượng Quốc phòng Israel và các lực lượng tình báo chuẩn bị cho một chiến dịch khổng lồ: Không kích vào lãnh thổ Iran, hủy diệt các cơ sở hạt nhân của nước này.

Tel Aviv chi khoảng 2 tỷ USD cho cuộc tấn công và tin rằng Iran sẽ phản công ngay sau đó. Tehran có thể sử dụng 50.000 tên lửa (đến năm 2018, tình báo Israel ước tính con số này đã tăng lên 100.000), hoặc có thể kích hoạt các mạng lưới do họ hậu thuẫn ở nước ngoài như Hezbollah, Hamas...để tấn công các mục tiêu Israel.

Pardo nói với Keshet rằng, đứng trước thời điểm quan trọng của vận mệnh Trung Đông, ông bắt đầu kiểm tra tính hợp pháp của hành động của Thủ tướng Netanyahu.

“Tôi đã hỏi về mọi thứ tôi có thể làm. Tôi đã trao đổi với các cựu thủ lĩnh của Mossad và kiểm tra với các cố vấn pháp lý. Tôi đã hỏi ý kiến bất cứ ai tôi có thể tham khảo được để hiểu rằng, ai được ủy quyền đưa ra các chỉ dẫn về vấn đề bắt đầu một cuộc chiến” - ông nói.

Người đứng đầu nhà nước Israel đã buộc phải quyết định rút lại các hành động quân sự quy mô lớn sau khi Tổng tham mưu trưởng và người đứng đầu cơ quan tình báo quân sự phản đối. Tuy nhiên, điều này vẫn không khiến cho ông Netanyahu từ bỏ sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công quân sự mới vào Iran.

Pardo xác nhận trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Israel Keshet rằng, nếu Netanyahu tiến hành kế hoạch của mình, nó có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh Trung Đông mới. Tuy nhiên, ông cũng không loại trừ việc thủ tướng có thể sử dụng động thái này như một tín hiệu cảnh báo.

Theo ông, có thể “một người nào đó” ở Hoa Kỳ sẽ nghe về kế hoạch này dưới dạng này hay dạng khác và điều đó sẽ thúc đẩy ông ta “làm một điều gì đó", cựu điệp viên nói trong cuộc phỏng vấn.

Lợi bất cấp hại

Và quả nhiên là mối đe dọa tấn công Iran của Netanyahu đã thúc đẩy Mỹ làm mọi cách để ký kết Thỏa thuận hạt nhân Iran, còn được gọi là “Kế hoạch hành động chung toàn diện” (JCPOA) vào năm 2015.

Chính quyền Obama sợ rằng cuộc tấn công của Israel sẽ làm tăng giá dầu và gây hỗn loạn ở Trung Đông, làm tổn hại đến cơ hội tái đắc cử của tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 11/2012. Washington theo dõi chặt chẽ Israel trong tình trạng luôn "nơm nớp" rằng một cuộc tấn công vào Iran sắp xảy ra.

Tháng 12/2012 - sau khi tiếp tục trở thành người đứng đầu Nhà Trắng thêm một nhiệm kỳ nữa, ông Obama đồng ý với đề xuất của Iran về cuộc đàm phán bí mật ở Muscat, thủ đô của Oman, xuất phát từ lo ngại hành động của Israel. Thỏa thuận hạt nhân được ký vào ba năm sau đó.

Điều này cũng giống như nhận định của nhà báo Ronen Bergman đã nêu trong cuốn sách “Rise and Kill First: The Secret History of Israel’s Targeted as‌sassinations” (tạm dịch “Đứng lên và giết trước: Lịch sử bí mật về những mục tiêu ám sát của Israel”).

Theo cuốn sách này, kế hoạch tấn công Iran của Israel đã gây ra hoảng loạn ở Washington và buộc Mỹ phải gia tăng tốc độ các cuộc đàm phán với Iran nhằm buộc Tehran ngừng chương trình hạt nhân và tên lửa của mình. Tuy nhiên, đây lại là điều mà Israel không mong muốn nhất.

Để nhanh chóng đạt được thỏa thuận, Mỹ đã phải giảm bớt các điều kiện trong quá trình đàm phán, dẫn đến việc Tehran chỉ phải “kiềm chế chương trình tên lửa hạt nhân”, chứ không phải công khai toàn bộ chương trình hạt nhân quân sự và giao nộp nguyên liệu hạt nhân cho Mỹ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công khai chỉ trích thỏa thuận do chính quyền Obama đạt được ngay từ chiến dịch tranh cử của ông, và vào ngày 8 tháng 5 vừa qua, ông Trump đã rút Hoa Kỳ khỏi JCPOA, bất chấp những lời chỉ trích từ Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và EU, các bên cũng đã ký thỏa thuận năm 2015 với Iran.

Israel đã nhiều lần cáo buộc Iran vẫn lén lút tiếp tục chương trình tên lửa hạt nhân bất chấp thỏa thuận này. Ngay trước tuyên bố của Trump, Benjamin Netanyahu đã tuyên bố rằng Iran đã nói dối về thỏa thuận hạt nhân của mình, và trình bày bằng chứng là hàng ngàn tài liệu, được gọi là kho lưu trữ bí mật của Tehran.

Bên cạnh đó, Israel cáo buộc chính quyền Tehran tiếp tục can thiệp vào Yemen, Iraq, Lebanon và Syria nói riêng, nơi căng thẳng đã tăng lên trong những tháng gần đây.

Việc leo thang trùng với sự rút lui của Trump từ thỏa thuận Iran và việc di dời Đại sứ quán Hoa Kỳ đến Jerusalem, là một “trái táo bất hòa” trong cuộc xung đột Ả Rập-Israel.

Vào tháng 5, Tel-Aviv đã phóng hàng loạt tên lửa trên các vị trí Iran bị cáo buộc tại Syria để đối phó với cái gọi là một cuộc oanh tạc bằng tên lửa của Iran vào tiền tuyến của Israel trên cao nguyên Golan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật