USD sắp biến thành giấy lộn?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc Chính phủ Mỹ không ngừng tác động khiến USD ngày càng “rẻ mạt” nhằm mục tiêu phát triển kinh tế đang vấp phải sự phản đối kịch liệt của giới phân tích toàn cầu.
USD sắp biến thành giấy lộn?
Đồng USD đang ngày càng yếu.

Thả tự do

Trong bối cảnh đà phục hồi của nền kinh tế số 1 thế giới ngày càng trở nên yếu ớt, Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã không giấu giếm kế hoạch bơm thêm tiền trong chiến lược nới lỏng định lượng, đẩy đồng USD xuống mức thấp mới so với đồng nhân dân tệ, franc Thụy Sỹ và AUD.

Kết quả là trong thời gian gần đây, đồng USD liên tục lập đáy mới so với các đồng tiền lớn khác. Đặc biệt, trong phiên giao dịch ngày 14/10, đồng bạc xanh rớt giá xuống mức thấp nhất trong 15 năm so với đồng yen và thấp nhất trong 8 tháng so với đồng euro. Chỉ số Dollar Index, thước đo sức mạnh của USD so với các đồng tiền mạnh khác cũng liên tục giảm mạnh.

Ông Simon Derrick, trưởng bộ phận chiến lược tiền tệ tại ngân hàng BHY Mellon, cho rằng: “Trong ngắn hạn, nước Mỹ chiến thắng trong cuộc chiến tiền tệ bởi đồng USD yếu hỗ trợ cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, điều đó có thể gây hại cho những nền kinh tế lớn khác như Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu”.

Vì vậy, một nhà hoạch định chính sách châu Âu đề nghị không tiết lộ danh tính cho rằng, nếu Chính phủ Mỹ tiếp tục với chương trình nới lỏng định lượng, nước Mỹ sẽ hết sức vô trách nhiệm bởi khiến hàng xuất khẩu Mỹ trở nên có tính cạnh tranh cao hơn, bất chấp ảnh hưởng tiêu cực đến các nước đối thủ.

Trong khi đó, ông Alexei Kudrin, Bộ trưởng Tài chính Nga cho rằng, chính sách kíc‌h thí‌ch tiền tệ của Chính phủ một số nước phát triển, đặc biệt Chính phủ Mỹ sẽ góp phần tạo ra bất ổn trên thị trường tiền tệ toàn cầu.

‘Túng quẫn làm liều’?

Bất chấp làn sóng chỉ trích của giới chuyên gia và Chính phủ các nước, chính sách “đồng USD yếu” của Mỹ dường như sẽ không thay đổi bởi tình hình hiện nay cho thấy, Washington không còn con đường nào khác.

Dù ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ luôn cho rằng phải cảnh giác vấn đề lạm phát quay trở lại, song các chính sách đưa ra vẫn ưu tiên hơn cho phát triển kinh tế. Một thành viên thị trường mở thuộc ngân hàng dự trữ liên bang Mỹ cho biết, tình hình lạm phát của Mỹ không đáng lo ngại bằng tỷ lệ thất nghiệp.

“Tôi nghĩ chẳng công cụ nào lại mạnh như làm mất giá đồng USD. Đó là một đòn kíc‌h thí‌ch ngắn hạn tốt. Toàn bộ ngành công nghiệp sẽ hài lòng nếu đồng tiền mất giá dần dần”, nhà kinh tế Kenneth S. Rogoff tại ĐH Havard nhận định.

Nhiều ý kiến đang phản đối chính sách "dìm đồng USD" của Mỹ.

Quả thực, Chính phủ Mỹ phải để đồng USD yếu làm bàn đạp cho các nhà xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu vào thị trường nội địa, từ đó thúc đẩy sản xuất và giảm thất nghiệp.

Ngoài ra, Mỹ cần thúc đẩy điều chỉnh tỷ giá với chính sách đồng USD yếu so với nhân dân tệ để cải thiện tình trạng mất cân bằng thương mại Mỹ - Trung. Mỹ là con nợ lớn nhất thế giới, còn Trung Quốc lại là chủ nợ lớn nhất thế giới, hơn nữa Trung Quốc xuất khẩu nhiều nhất là vào Mỹ. Vì vậy, việc đồng USD tiếp tục mất giá và Mỹ gia tăng áp lực lên đồng nhân dân tệ là cách phù hợp nhất để Mỹ giảm gánh nặng nợ nần, cân bằng lợi ích thương mại Mỹ - Trung.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia không đánh giá cao tính hiệu quả của nỗ lực giữ giá USD này của Mỹ. Một số nhà kinh tế cho hay, hành động này đe dọa nền kinh tế trong dài hạn: doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ đồng USD yếu mà không cần tăng chất lượng sản phẩm hay cải thiện năng suất. Khi USD phục hồi, họ lại khó khăn.

“Đồng USD xuống giá có thể làm chậm lại tốc độ phi công nghiệp hóa. Mất giá quá mức có thể khởi động vòng xoáy tăng giá rồi tăng lương, tiền đề của lạm phát”, chuyên gia Rogoff tại New York nhấn mạnh.

Quan trọng hơn, vị thế của đồng tiền “độc tôn” trên thị trường tiền tệ thế giới sẽ dần bị chính “ông chủ” của nó “đánh gục”. Nhiều nhà phân tích dự báo, sẽ đến một ngày, USD không còn được nhắc đến như một đồng tiền dự trữ chung của ngân hàng trung ương các nước.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật