Phản đối ông Putin nhậm chức, phe đối lập tự phân rã...

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Phe đối lập cho thấy không có nhãn quan chính trị, nên làm sao tham gia vào đời sống chính trị, nói gì đến uỷ thác quyền lực lực nhân dân...
Phản đối ông Putin nhậm chức, phe đối lập tự phân rã...
Ở Nga không thể có cách mạng quyền lực từ đường phố như ước mơ của phe đối lập

Phe đối lập Nga vẫn mơ về cách mạng quyền lực từ đường phố

The Guardian ngày 5/5 đưa tin, thủ lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny đã kêu gọi những người ủng hộ xuống đường tại hơn 90 thị trấn và thành phố trên toàn nước Nga để phàn đối lễ nhậm chức lần thứ 4 của Tổng thống Putin.

Những người biểu tình diễu hành qua trung tâm Moscow, yêu cầu Tổng thống Putin từ chức, thả tù nhân chính trị và phục hồi vị thế của nước Nga. Đêm trước khi diễn ra cuộc biểu tình, nhiều người ủng hộ ông Navalny trên khắp nước Nga đã bị bắt.

Cảnh sát Nga cho biết khoảng 1.500 người đã xuống đường ở Moscow. Các hoạt động tương tự cũng diễn ra ở Viễn Đông, Siberia, St. Petersburg, Yekaterinburg. Có 150 người ở Krasnoyarsk và 75 người ở Yakutsk đã bị bắt giữ.

Lĩnh phe đối lập Nga Alexei Navalny đã hô hào những người ủng hộ xuống đường

Ông Navalny đến Moscow để phát động cuộc biểu tình, đã tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bắt chính quyền phải để ý đến hàng triệu công dân không bỏ phiếu cho Putin”. Cảnh sát Nga lập tức bắt giữ ông ta.

Trước đó, trong loạt bài đăng trên mạng xã hội, thủ lĩnh đối lập Nga và những người ủng hộ đã cáo buộc Tổng thống Putin điều hành nước Nga như một vị vua. “Ông ấy không phải là Sa hoàng của chúng tôi”, Newsweek trích lời ông Navalny.

Vì vậy, “chúng tôi biểu tình phản đối việc thành lập chế độ quân chủ, chống nạn tham nhũng, chống sự bất bình đẳng, kiểm duyệt và vô pháp”, trang thông tin Vkontakte do đội ngũ ông Navalny lập ra, thông báo.

Năm 2012, khi ông Putin nhậm chức Tổng thống Nga nhiệm kỳ 3, cảnh sát cũng đã đụng độ với người biểu tình ở Moscow. Khi đó có hơn 400 người bị bắt và nhiều người trong số đó đã bị bỏ tù một thời gian dài dẫn, khiến cho phe đối lập bị chia rẽ.

Ông Putin có chiến thắng áp đảo trong lần tái cử nhiệm kỳ 4, khi giành được tới 76,66% số phiếu ủng hộ. Chiến thắng giúp ông Putin nắm quyền đến năm 2024 và trở thành lãnh đạo Nga (cả Liên Xô) nắm quyền lâu nhất tính từ thời Joseph Stalin.

Nếu như chiến thắng của nhà lãnh đạo nước Nga đương thời là một thất bại của phe đối lập trong quá trình đấu tranh giành quyền lực, thì việc ông Putin nắm quyền tới năm 2024 là một nỗi thất vọng lớn với lực lượng đối lập trong đời sống chính trị Nga.

Việc phe đối lập Nga thất bại nặng nề trong cuộc đấu tranh giành quyền lực với ông Putin được nhận diện là do họ có những chuyển động chính trị thiếu thuyết phục, mà xuất phát từ việc mất định hướng chính trị.

Theo ông Gleb Pavlovsky, chuyên gia phân tích chính trị Nga, việc phe đối lập phát động những cuộc biểu tình như trong gian đoạn 2011- 2012 là không phù hợp. Đây là hướng chuyển động chính trị không chuẩn xác trong quá trình tiếp cận quyền lực.

Bởi lẽ "chỉ cần chống lại kế hoạch của chính quyền Moscow trong việc phá huỷ các căn hộ Khrushchevki cũ kỹ và mất an toàn vào mùa hè năm 2017 đã thu hút hàng ngàn người biểu tình một cách tự phát".

Bà Valentina Popova, một người về hưu cho biết đã phản đối chế độ của ông Putin kể từ khi tỷ phú Mikhail Khodorkovsky bị kết án tù năm 2005 và vẫn tiếp tục, song bà cho rằng phe đối lập Nga thất bại vì sai lầm chiến lược.

Phải thấy rằng, trong bối cảnh hiện nay, tại nước Nga không thể có "cách mạng quyền lực từ đường phố". Vì vậy, việc phe đối lập kêu gọi xuống đường chỉ khiến cho lực lượng này mất đi những gì đang có, khi biến những người ủng hộ thành tội phạm.

Phe đối lập Nga tự rời bỏ vũ đài chính trị khi hạ thấp mình

Kể từ khi Tổng thống Putin bước vào nhiệm kỳ 3 đến nay, dù khác nhau về cách thức, nhưng phe đối lập Nga vẫn chỉ chọn một phương pháp tiếp cận quyền lực là chống lại thực thể đại diện chủ quyền quốc gia, mà lý do là ước vọng chưa đạt được.

Giới phân tích cho rằng đây là chuyển động chính trị mang tính t‌ּự sá‌ּt đối với phe đối lập, nó không những không làm lay chuyển, mà ngược lại còn giúp gia cố nền tảng quyền lực của Tổng thống Putin và lực lượng chính trị đương quyền. Bởi lẽ :

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận quyền lực của phe đối lập thực chất là cuộc đấu tranh giành quyền lực mà trong cuộc chiến này thì phe đối lập gặp quá nhiều bất lợi, vì thế cử tri Nga không tin tưởng để trao quyền lực cho họ.

Người dân Nga đã phải trả giá rất đắt cho dân chủ - nhân quyền của phương Tây khi được du nhập vào Liên Xô trước đây qua làn gió của Cải tổ và Công khai, vào nước Nga trong những năm đầu tiên thời hậu Xô Viết trong chương trình Cải cách.

Cải tổ, Công khai hay Cải cách đã khiến đất nước Nga phụ thuộc nước ngoài nhiều hơn, của cải xã hội Nga làm giàu cho người ngoài nhiều hơn và hậu quả là ông Putin phải đón nhận một nước Nga khó khăn vì nợ nần và bất ổn vì tội phạm có tổ chức.

Cơ chế đối thoại của Tổng thống Putin đã vô hiệu hoá tác hiệu từ những cuộc biểu tình của phe đối lập

Do vậy, những gì mà phe đối lập Nga đấu tranh chỉ là những vết nứt chưa liền hay những lệch pha đang trong quá trình hiệu chỉnh, chứ không phải là những khoảng trồng của quyền lực dành cho họ.

Thứ hai, phương pháp tiếp cận quyền lực của phe đối lập khiến cho họ tự hạ thấp mình, khi những nhà chính trị đối lập tự biến mình trở thành những người bất đồng chính kiến.

Phải khẳng định rằng, khi nước Nga bị cấm vận của phương Tây là cơ hội "ngàn năm có một" cho phe đối lập Nga có thể tạo ra những hiệu ứng tích cực trong quá trình tiếp cận quyền lực, nếu họ thể hiện được bản lĩnh của lực lượng lãnh đạo.

Vậy nhưng phe đối lập lại không thay đổi phương pháp tiếp cận quyền lực để có thể khai thác cơ hội, trong khi Tổng thống Putin và lực lượng chính trị đương quyền lại xem trừng phạt của phương Tây là sự khảo sát khả năng quản lý đất nước tuyệt vời.

Chính vì vậy, nhà lãnh đạo Nga đương thời và các cộng sự đã nhanh chóng tìm ra hướng đi tích cực, đưa nước Nga vượt cấm vận trong khi không thoát được cấm vận và giúp nước Nga chiếm lĩnh ngày càng nhiều mặt bằng sân khấu chính trị thế giới.

Ngược lại, phe đối lập vẫn chọn tấn công vào thiết chế quyền lực, khiến cử tri Nga không thể gửi niềm tin - trao quyền lực cho họ. Bởi với cử tri, những chính trị gia đối lập chỉ là những người bất đồng chính kiến chứ không phải là những lãnh đạo tiềm năng.

Có thể khẳng định rằng, chiến thắng của Tổng thống Putin được quyết định bởi nhiểu yếu tố, trong đó có tài năng và uy tín của nhà lãnh đạo, nhưng cũng có đóng góp không nhỏ của phe đối lập khi họ "tự mình kiến tạo thất bại cho mình".

Các nhà chính trị đối lập chỉ là những người bất đồng chính kiến chứ không phải là những nhà lãnh đạo tiềm năng

Thất bại của phe đối lập Nga không phải ở số phiếu mà các các ứng cử viên của họ giành được quá thấp, mà nó nằm ở chỗ họ tự đánh mất niềm tin với cử trị Nga, dù họ có cơ hội tiếp cận quyền lực một cách tốt nhất.

Khi chỉ còn 72 tiếng đồ hồ nữa là Tổng thống Putin chình thức bước vào nhiệm kỳ 4 mà phe đối lập Nga vẫn không chịu nhìn nhận nguyên nhân thất bại của mình, khi vẫn tiếp tục sai lầm với cơ chế đấu tranh giành quyền lực từ đường phố.

Khi thủ lĩnh phe đối lập Navalny tuyên bố "sẽ bắt chính quyền phải để ý đến hàng triệu công dân không bỏ phiếu cho Putin”, điều đó chẳng khác nào phe đối lập Nga chính thức tử bỏ vũ đài chính trị.

Bởi với lời tuyên bố của ông Navalny từ đường phố, phe đối lập cho thấy họ không thể có chỗ đứng trong đời sống chính trị Nga, vì họ không có nhãn quan chính trị nên làm sao tham gia vào đời sống chính trị, chứ nói gì đến việc được uỷ thác quyền lực lực nhân dân.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8270
  1. Tổng thống Putin sẽ không sửa hiến pháp để giữ 3 nhiệm kỳ liên tiếp
  2. Ông Putin làm gì để chiến thắng nhiệm kỳ khó khăn nhất?
  3. Điều đầu tiên ông Putin làm sau lễ tuyên thệ Tổng thống?
  4. Ông Putin: Phải thoát lời nguyền dầu mỏ
  5. Ẩn ý sau cái bắt tay của Putin và cựu thủ tướng Đức trong lễ nhậm chức
  6. Những nơi Putin ghé thăm đầu tiên sau mỗi lần nhậm chức
  7. Quyền lực của Putin toát ra từ lễ nhậm chức
  8. Putin quyết đưa Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới
  9. Đề cử các Phó Thủ tướng trong chính phủ mới của Tổng thống Putin
  10. Nhiều nước tuyên bố mong muốn phát triển quan hệ với Nga
  11. Viễn cảnh chính trường Nga sau nhiệm kỳ thứ 4 của Tổng thống Putin
  12. Tổng thống Trump chúc mừng ông Putin nhậm chức
  13. Tổng thống Putin tuyên bố xây dựng đất nước hùng mạnh
  14. Ông Putin hứa tạo đột phá cho kinh tế Nga
  15. Ông Putin và lời hứa 6 năm
  16. Trung Quốc chúc mừng ông Vladimir Putin nhậm chức Tổng thống Nga
  17. Những thân tín có thể sát cánh cùng Putin ở nhiệm kỳ 4
  18. Putin đề cử Medvedev làm Thủ tướng Nga
  19. Những hình ảnh ấn tượng trong lễ nhậm chức của Putin
  20. Nước Nga ‘tái sinh như phượng hoàng lửa’ trong phát biểu nhậm chức của Putin
  21. Cuộc sống đi lên của người Nga dưới thời Putin
  22. Ông Putin: Nước Nga giống như chim phượng hoàng
Video và Bài nổi bật