Ông Putin làm gì để chiến thắng nhiệm kỳ khó khăn nhất?

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhiệm kỳ thứ tư sẽ là nhiệm kỳ khó khăn nhất với ông Putin, với các thách thức trẻ hóa đội ngũ, chuyển giao quyền lực suôn sẻ, và phát triển kinh tế.
Ông Putin làm gì để chiến thắng nhiệm kỳ khó khăn nhất?
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ nhậm chức ngày 7-5, sẽ phải đối mặt các thách thức trẻ hóa đội ngũ, chuyển giao quyền lực suôn sẻ, và phát triển kinh tế. Ảnh: RT

Ông Vladimir Putin vừa bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống Nga thứ tư. Theo nhà báo Bryan MacDonald tại Russia Today, đây sẽ là nhiệm kỳ khó khăn nhất của ông Putin, với các thách thức trẻ hóa đội ngũ, chuyển giao quyền lực suôn sẻ, và phát triển kinh tế.

Hồi tháng 3 khi được hỏi liệu có chạy đua thêm một nhiệm kỳ tổng thống thứ 5, ông Putin đã trả lời: “Cái gì, tôi sẽ ngồi đây đến tận trăm tuổi hả? Không!”.

Phỏng theo khẩu hiệu “Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhà báo MacDonald ví ba nhiệm kỳ của ông Trump là “Đưa nước Nga ổn định trở lại” (2000-2003), “Đưa nước Nga giàu có trở lại” (2004-2007), và “Đưa nước Nga được tôn trọng trở lại” (2012-2017).

Giờ với nhiệm kỳ thứ tư, theo nhà báo MacDonald, nhiệm vụ của ông Putin là phải đạt được điều mà các ông chủ Điện Kremlin trước đây trong thế kỷ 20 đã không thể đạt được, đó là sự chuyển tiếp quyền lực thành công.

Thời Liên bang Xô Viết, các lãnh đạo Joseph Stalin (có 28 năm cầm quyền) và Leonid Brezhnev (có 18 năm cầm quyền) đều thất bại trong nhiệm vụ lên kế hoạch cho tương lai. Trong khi ông Stalin chìm trong cuộc chiến giành quyền lực khốc liệt thì sự quản lý không tốt của ông Brezhnev đã tạo tiền đề cho Liên bang Xô Viết sụp đổ chỉ chưa đầy 10 năm sau khi ông qua đời.

Không như hai người tiền nhiệm trên, một số diễn biến thay đổi về nhân sự gần đây cho thấy ông Putin có vẻ đang tập hợp các quan chức trẻ để chuyển giao quyền lực.

Đà thăng tiến nhanh của Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Maxim Oreshkin, 35 tuổi là một ví dụ. Oreshkin và các quan chức Nga cùng lứa tuổi có tầm nhìn về thế giới rất khác với thế hệ quan chức Nga trước đó, lớn lên song song tiếp cận văn hóa phương Tây, trái với thế hệ cũ chủ yếu theo cách nghĩ Xô Viết. Tuy nhiên theo nhà báo MacDonald, chắc chắn thế hệ mới này không bị phương Tây hóa. Vì lòng tự hào dân tộc họ sẽ không để nước Nga bị đưa vào trật tự do Mỹ dẫn đầu và không nhắm mắt đi theo giá trị của Liên minh châu Âu.

Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Oreshkin (phải) trong một lần gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái). Ảnh: KREMLIN.RU

Một nhiệm vụ khó khăn nữa của ông Putin theo nhà báo MacDonald là làm sao để tỷ lệ dân Nga ủng hộ chính sách đối nội của ông cao được như chính sách đối ngoại. Bản thân ông Putin biết rõ người dân, đặc biệt người trẻ Nga dù thất vọng với khả năng đối nội nhưng lại tự hào với khả năng đối ngoại của ông.

Sau đà tăng trưởng tốt ở 2 nhiệm kỳ đầu của ông Putin, kinh tế Nga – giống như hầu hết các nước châu Âu – hầu như không tăng trưởng nhiều kể từ cơn đại suy thoái năm 2008. Và, sau năm 2014, mức sống của người dân Nga giảm dần. Ngược lại chính sách đối ngoại của ông Putin lại được lòng dân, đặc biệt sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine năm 2014 và đối phó tốt với đà triển khai của NATO đến gần biên giới Nga.

Có thể thấy ông Putin đang nỗ lực gây dựng niềm tin về đối nội khi ông nói sẽ ưu tiên phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho người dân khi phát biểu nhậm chức. Tuy nhiên theo nhà báo MacDonald, để đạt được mục tiêu này, ông Putin cần phải đặt đúng người đúng việc. Trước mắt vị trí thủ tướng đã được Quốc hội Nga xác nhận vẫn là ông Dmitry Medvedev. Tuy nhiên ảnh hưởng của ông Medvedev tới chính sách kinh tế sẽ được cắt giảm, chuyển về ông Alexei Kudrin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin. Ảnh: EPA

Ông Kudrin vốn là Bộ trưởng Tài chính Nga theo chủ trương ôn hòa với phương Tây, từng có thời gian bất đồng với ông Putin quanh chuyện tăng chi tiêu quân sự. Nguồn tin chính phủ Nga cho biết ông Kudrin sẽ giữ chức Phó Thủ tướng, phụ trách quan hệ kinh tế đối ngoại, tập trung cải thiện quan hệ Nga với phương Tây. Theo nhà báo McDonald, dù ông Kudrin rất có uy tín với phương Tây nhưng chuyện cải thiện quan hệ có thành công hay không còn tùy thuộc vào việc Nga có động thái giảm các căng thẳng quân sự và ngoại giao hai bên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8270
  1. Tổng thống Putin sẽ không sửa hiến pháp để giữ 3 nhiệm kỳ liên tiếp
  2. Điều đầu tiên ông Putin làm sau lễ tuyên thệ Tổng thống?
  3. Ông Putin: Phải thoát lời nguyền dầu mỏ
  4. Ẩn ý sau cái bắt tay của Putin và cựu thủ tướng Đức trong lễ nhậm chức
  5. Những nơi Putin ghé thăm đầu tiên sau mỗi lần nhậm chức
  6. Quyền lực của Putin toát ra từ lễ nhậm chức
  7. Putin quyết đưa Nga trở thành một trong 5 nền kinh tế lớn nhất thế giới
  8. Đề cử các Phó Thủ tướng trong chính phủ mới của Tổng thống Putin
  9. Nhiều nước tuyên bố mong muốn phát triển quan hệ với Nga
  10. Viễn cảnh chính trường Nga sau nhiệm kỳ thứ 4 của Tổng thống Putin
  11. Tổng thống Trump chúc mừng ông Putin nhậm chức
  12. Tổng thống Putin tuyên bố xây dựng đất nước hùng mạnh
  13. Ông Putin hứa tạo đột phá cho kinh tế Nga
  14. Ông Putin và lời hứa 6 năm
  15. Trung Quốc chúc mừng ông Vladimir Putin nhậm chức Tổng thống Nga
  16. Những thân tín có thể sát cánh cùng Putin ở nhiệm kỳ 4
  17. Putin đề cử Medvedev làm Thủ tướng Nga
  18. Những hình ảnh ấn tượng trong lễ nhậm chức của Putin
  19. Nước Nga ‘tái sinh như phượng hoàng lửa’ trong phát biểu nhậm chức của Putin
  20. Cuộc sống đi lên của người Nga dưới thời Putin
  21. Ông Putin: Nước Nga giống như chim phượng hoàng
Video và Bài nổi bật