Nam Phi đối mặt với nhiều thách thức sau kỳ World Cup

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7/2010, sự kiện quan trọng được người dân yêu bóng đá trên toàn thế giới mong đợi- World Cup 2010, đã được diễn ra thành công tại CH Nam Phi. Chính phủ và dân chúng Nam Phi rất kỳ vọng vào sự kiện này.
Nam Phi đối mặt với nhiều thách thức sau kỳ World Cup
Ảnh minh họa

Bởi đây là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước Nam Phi- ấn tượng hơn, gần gũi hơn trong mắt bạn bè và cộng đồng quốc tế; và cải thiện nền kinh tế của mình. Đó là mong muốn của Nam Phi sau World Cup.

Thách thức với Nam Phi sau kỳ World Cup

Thật vậy, mong muốn và kỳ vọng đã thực sự đến với dân chúng Nam Phi trong niềm hân hoan, mong đợi của hàng triệu người trên thế giới–chứng kiến một sự kiện khó quên tại đất nước Cầu vồng lịch sử. Thời điểm đó, người dân Nam Phi thực sự thụ hưởng không khí lạc quan, tin tưởng về tương lai. Sau World Cup, hình ảnh Nam Phi được bạn bè và khách quốc tế ca ngợi và đánh giá cao về sự chuẩn bị chu đáo và có trách nhiệm với sự kiện, nhất là khâu đảm bảo an ninh an toàn cho khán giả. Cơ sở hạ tầng, giao thông được cải thiện một bước khang trang hơn. Về thương mại, hàng hóa, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng đã và đang diễn biến sôi động…củng cố niềm tin vào thị trường, tạo sức bật mới cho nền kinh tế Nam Phi trong tương lai.

Một vài chỉ số kinh tế trong quý 1 và quý 2 /2010 cho thấy với dự đoán trung bình 3,5-4% tăng trưởng GDP so với quý 4/2009, cho rằng Nam Phi sẽ nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng kinh tế, tạo tâm lý lạc quan về chính trị, bớt lo âu, căng thẳng…

Song, niềm vui và hy vọng trên chẳng được bao lâu đã bị lung lay. Gần một tháng sau World Cup, sự an lạc World Cup bị nhạt nhòa dần bởi Nam Phi bắt đầu phải đối mặt với làn sóng biểu tình, bãi công. Ước tính trên 1,3 triệu thành viên của các nghiệp đoàn thuôc ngành y tế, giáo dục, dịch vụ công, cảnh sát… đến các viên chức trong các cơ quan Bộ, ngành của Chính Phủ và các địa phương đã tham gia biểu tình, đình công một cách có tổ chức trong suốt nửa cuối tháng 8 và đầu tháng 9 làm ảnh hưởng đến nhiều hoạt động của công sở, trường học , bệnh viện…, làm chậm hoặc bị đình trệ, ách tắc một số dịch vụ và hành chính công tạo nên sự bất ổn về tư tưởng và niềm tin, ảnh hưởng không tốt đến kinh tế , xã hội. Và việc biểu tình, đình công như vậy có thể còn lan rộng và tiếp tục của các nghiệp đoàn chủ yếu đòi tăng lương với mức tối thiểu là 8,6%/năm và trợ cấp tiền nhà mức 1000rand/người, trong khi Chính phủ đưa ra mức chấp nhận tối đa là 7,5% và 800 rand, tương ứng, mà chưa được các nghiệp đoàn chấp nhận.

Nếu Chính phủ buộc phải thỏ‌a mã‌n yêu cầu trên của các nghiệp đoàn thì việc thâm hụt ngân sách trong năm sẽ rất lớn; dẫn đến cắt giảm các chi tiêu cho phát triển kinh tế sẽ là đương nhiên. Vì vậy, mục tiêu tăng trưởng kinh tế không chỉ ảnh hưởng trong năm nay mà vài năm tới chưa chắc đã được khôi phục. Thêm vào đó là sự không thống nhất trong nội bộ các tổ chức, Đoàn thanh niên, Lãnh đạo cấp cao và Chính phủ đương thời của Nam Phi càng làm tăng thêm sự bất ổn và phức tạp về chính trị, từ đó ảnh hưởng không ít đến kinh tế, xã hội trong thời gian tới.

Sau thời gian lắng lại, thì những đòi hỏi của phái cánh tả trong Liên minh cầm quyền mà đại diện là trong giới lãnh đạo Đoàn thanh niên ANC về việc quốc hữu hóa hầm mỏ, ngân hàng, cải cách mạnh mẽ về ruộng đất… lại được đưa ra và lan tỏa thành vấn đề sâu rộng, làm cho giới chủ, người da trắng, giới đầu tư trong nước và quốc tế thêm phần lo lắng. Về an ninh, tội phạm tuy có giảm do tập trung lực lượng cảnh sát và cơ quan an ninh trong suốt kỳ World Cup, nhưng với diễn biến phức tạp như trên, kéo theo tỷ lệ thất nghiệp ngày một gia tăng thì vấn đền an toàn xã hội cũng là một thách thức đối với Nam Phi trong thời gian tới.

Chính phủ Nam Phi sẽ cập nhật các dự báo kinh tế vĩ mô trong tháng 10 tới, khi Bộ trưởng Tài Chính Nam Phi Pravin Gordhan trình bày báo cáo ngân sách giữa nhiệm kỳ trước Quốc hội. Theo nhận định của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), thì kinh tế Nam Phi năm 2010 sẽ tăng trưởng trên 3,25% và các năm tiếp theo có sẽ đạt 4,5% . Mức 3,25% do IMF đưa ra là lạc quan hơn so với các nhà kinh tế và ngân hàng dự trữ Trung ương của Nam Phi đưa ra mức 2,8% cho năm 2010. Và IMF cũng chỉ ra hàng loạt những thách thức mà kinh tế Nam Phi còn phải đối mặt để hồi sức từ những mất mát trong khủng hoảng.

Các chính sách kinh tế hiện nay của Nam Phi cần phải điều chỉnh để đáp ứng giải quyết các vấn đề cấp bách của Nam Phi như giảm tỷ lệ thất nghiệp; cải thiện sự mất bình đẳng tăng theo ứng với tăng trưởng kinh tế… Ở diện vĩ mô, giải quyết các thách thức đó đòi hỏi phải có chính sách tiền tệ, ngân sách và tài chính đảm bảo cho thời kỳ phục hồi kinh tế; đặc biệt cần chú trọng đến việc tiếp tục tăng trưởng.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật