Kênh truyền hình Nga bị Anh điều tra sau vụ Skripal, Moscow dọa trả đũa

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Cơ quan quản lý truyền thông (Ofcom) mở 7 cuộc điều tra với RT vì nghi ngờ kênh truyền hình này đưa tin thiếu khách quan về vụ đầ‌u độ‌c cựu tình báo Sergei Skripal và những sự kiện tại Syria.
Kênh truyền hình Nga bị Anh điều tra sau vụ Skripal, Moscow dọa trả đũa
Kênh RT bị điều tra tại Anh với cáo buộc vi phạm quy định về tính khách quan - Ảnh: Reuters

Ofcom cảnh báo nhà đài TV Novosti, đơn vị sản xuất và phát sóng nội dung của RT, về nguy cơ mất quyền phát sóng tại Anh nếu không vượt qua kiểm tra để đạt được các tiêu chí “phù hợp” của giới quản lý.

Theo Ofcom: “Cho đến gần đây, tổng thể những gì TV Novosti phát sóng không sai lệch với những nhà đài khác. Tuy nhiên, sau những gì xảy ra ở thành phố Salisbury (vụ đầ‌u độ‌c hai cha con ông Skripal), chúng tôi ghi nhận thấy số chương trình thuộc dịch vụ của RT vi phạm những quy định về tính khách quan tăng đáng kể”.

Trước động thái của Ofcom, phía RT lên tiếng khẳng định cách tiếp cận trong biên tập tin tức của đơn vị này kể từ vụ đầ‌u độ‌c Skripal không hề thay đổi, và sẽ làm việc trực tiếp với giới quản lý về vấn đề này.

Đại sứ Nga tại London ngày 18.4 đã ra thông cáo chỉ trích động thái của Ofcom. Theo Đại sứ Nga: “Đợt điều tra này, nhắm vào một tổ chức tin tức cụ thể về một vấn đề cụ thể, là nhằm gây áp lực lên nhà đài này. Hành động này chắn chắn gây sức ép lên tự do báo chí ở Anh, đem lại mối lo ngại lớn”.

Phía Bộ Ngoại giao Nga cũng tuyên bố đáp trả bằng cách cấm các phương tiện truyền thông Anh, như đài BBC, hoạt động trên lãnh thổ Nga.

Các phương tiện truyền thông trở thành đối tượng bị chính phủ hai nước Nga - Anh nhắm đến - Ảnh: Reuters

Kênh RT được tài trợ bởi chính phủ Nga, bắt đầu phát sóng những chương trình tiếng Anh vào năm 2005. Ác cảm với RT đã tăng cao từ khi hai cha con cựu tình báo Skripal bị đầ‌u độ‌c và giới chức London cáo buộc Nga đứng sau vụ này. Nhiều nghị sĩ Anh từng lên tiếng kêu gọi cấm sóng kênh truyền hình này.

Đe dọa cấm các phương tiện truyền thông hoạt động chỉ là một trong những biện pháp đáp trả lẫn nhau giữa Nga và Anh trong thời gian qua, sau khi quan hệ hai nước xấu đi bởi vụ đầ‌u độ‌c Skripal. Trước đó, hai bên đã tiến hành trục xuất hàng chục nhà ngoại giao của nhau

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 8128
  1. Anh nêu tên 2 nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Nga
  2. Anh ‘nổi đóa’ vì bị đồng minh chặn cú đấm mạnh vào Nga
  3. Moscow không hài lòng với hồi đáp của London về ‘vụ án Skripal’
  4. Động thái mới nhất của người Anh liên quan vụ điệp viên Skripal
  5. Người dân Anh không đồng tình với cách hành xử của Chính phủ trong vụ Skripal
  6. Nga: Hy vọng Tổ chức OPCW sẽ không thiên vị
  7. Vụ cựu điệp viên Nga: Dân Anh không đồng tình với cách hành xử của Chính phủ
  8. Phản ứng mới của người Anh với vụ điệp viên 2 mang Skripal
  9. Cảnh sát Anh xác định danh tính nghi phạm đầu độc cựu điệp viên Nga
  10. Vụ Skpiral: Novichok có thể là Novichok hoặc không?!
  11. Vụ đầu độc Skripal: Phái viên Nga tại OPCW vạch trần ‘8 lời nói dối của Anh’
  12. Điều tra RT đưa tin nhiều vụ Skripal, Anh sợ lộ bài?
  13. Anh sẽ trả lời các câu hỏi của Nga vụ hạ độc Skripal
  14. Vụ đầu độc Skripal: Chất độc được cấp bằng sáng chế ở Mỹ?
  15. Anh thừa nhận OPCW không tìm được nguồn gốc chất Novichok
  16. Nhà đài Nga đối mặt với 7 cuộc điều tra tại Anh sau vụ đầu độc của Skripal
  17. Nga cáo buộc Anh giữ con gái cựu điệp viên 2 mang Skripal làm con tin
  18. Xuất hiện bằng chứng mới vụ cựu điệp viên Skripal bị đầu độc
  19. Cựu điệp viên Nga bị tấn công bằng chất độc thần kinh ‘dạng lỏng’
  20. Chất độc Sarin: Kẻ sát nhân thầm lặng trong chớp mắt
  21. Nga đòi Anh cho phép tiếp cận chất độc thần kinh Novichok
Video và Bài nổi bật