Nhật lập đơn vị chống chiếm đảo đầu tiên đối phó Trung Quốc

Sky Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên của Nhật sau Thế chiến II có nhiệm vụ bảo vệ đảo xa trước bất cứ cuộc tấn công đổ bộ nào.
Nhật lập đơn vị chống chiếm đảo đầu tiên đối phó Trung Quốc
Các binh sĩ Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai Nhanh Nhật Bản trong lễ ra mắt. Ảnh: Reuters.

Nhật Bản hôm nay ra mắt đơn vị thủy quân lục chiến đầu tiên sau năm 1945, nhằm bảo vệ các hòn đảo tranh chấp với Trung Quốc trên biển Hoa Đông, Reuters đưa tin.

Trong một buổi lễ tại căn cứ quân sự gần Sasebo phía tây nam đảo Kyushu, khoảng 1.500 lính thuộc Lữ đoàn Đổ bộ Triển khai nhanh (ARDB) mặc đồ ngụy trang và thực hành diễn tập tái chiếm đảo bị xâ‌m lượ‌c trong khoảng 20 phút.

"Do thách thức quốc phòng ngày càng tăng và tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản, việc bảo vệ các hòn đảo của chúng ta là nhiệm vụ cấp bách", Thứ trưởng Quốc phòng Tomohiro Yamamoto phát biểu tại buổi lễ.

Việc thành lập lữ đoàn thủy quân lục chiến này của Nhật Bản gây ra nhiều tranh cãi vì nhiều người lo ngại ARDB có thể được sử dụng cho các cuộc tấn công. Hiến pháp sau Thế chiến II của Nhật cấm lực lượng vũ trang nước này có hành động tấn công trước.

ARDB với 2.100 quân là đơn vị mới nhất thuộc lực lượng thủy quân lục chiến đang phát triển nhanh chóng của Nhật. Lực lượng này được biên chế tàu sân bay trực thăng, tàu đổ bộ, trực thăng lai chở quân Osprey và các phương tiện tấn công đổ bộ, được cho là có thể thách thức hải quân Trung Quốc trên đường tiến ra Thái Bình Dương.

Việc thành lập đơn vị ARDB giúp Nhật dần hình thành một lực lượng tương tự như Đơn vị Thủy quân lục chiến viễn chinh của Mỹ (MEU), có khả năng lên kế hoạch và tác chiến ở vùng biển cách xa căn cứ. "Nếu Nhật Bản tập trung cho đơn vị này, chỉ trong vòng một hoặc 1,5 năm, nó có thể có năng lực đáng kể", Grant Newsham, một nhà nghiên cứu tại Diễn đàn nghiên cứu chiến lược của Nhật Bản, cho biết.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng trong những năm qua do tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Trung Quốc đang đầu tư mạnh cho hải quân và không quân, trong khi chính phủ Nhật Bản cũng muốn thay đổi cách diễn giải hiến pháp để đóng vai trò tích cực hơn trong an ninh khu vực.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật