Được và mất khi ông Trump quyết rút quân khỏi Syria

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Các cuộc chiến dài dằng dặc tiêu tốn của Mỹ hàng ngàn tỉ đô nhưng không giải quyết được những B.L bất tận.
Được và mất khi ông Trump quyết rút quân khỏi Syria
Ảnh minh họa

Ý định rút quân khỏi Syria mà Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hai lần công khai đề cập gần đây đang làm xuất hiện hai luồng ý kiến trái chiều trong giới quan sát chính trị tại Mỹ. Hàng loạt nhân vật tại Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao lẫn lưỡng viện Mỹ đã lên tiếng không đồng thuận với ý tưởng rút quân, kêu gọi Mỹ duy trì hiện diện ở Syria để kiềm tỏa ảnh hưởng của Nga và Iran.

Chưa xong việc ở Syria

Các cảnh báo này được viện Chính sách Brookings đồng tình. Tổ chức này cho rằng Mỹ không thể né tránh nhiều nhiệm vụ quan trọng ở Syria như ngăn nhóm khủ‌ng b‌ố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) quay trở lại, kiềm chế sức ảnh hưởng của Iran và giúp chấm dứt nội chiến Syria.

Theo viện Brookings, sự ra đi của Mỹ sẽ để mở cánh cửa cho IS ở khu vực phía Đông trở lại, đặc biệt trong bối cảnh Syria còn chìm trong nội chiến. Như thế thì mục tiêu và thành quả đánh IS mà Mỹ đạt được sau nhiều năm ở Syria mới không lãng phí cũng như bảo vệ quyền lợi của Mỹ ở nước này. chiến tranh Syria từ lâu đã không còn là cuộc chiến vì người dân Syria mà là cuộc chiến xác định tương lai trật tự khu vực và cán cân quyền lực Trung Đông. Các nhóm vũ trang mạnh, xuyên quốc gia được các nước bên ngoài hỗ trợ sẽ càng làm Syria bất ổn và B.L, theo viện Brookings.

Binh sĩ và xe bọc thép Mỹ ở Manbij (Bắc Syria) ngày 4-4. Ảnh: AP

Cũng theo tổ chức này, Mỹ rút khỏi Syria sẽ chỉ tạo thêm cơ hội cho Nga và Iran. Bài học tại Iraq vẫn chưa nguội. Sau khi quân Mỹ rút đi vào năm 2011, Iran đã nhanh chóng chen chân khỏa lấp khoảng trống ảnh hưởng. Mỹ có thể tiếp tục xem lực lượng dân quân người Kurd (YPG) như một vùng đệm ngăn IS trỗi dậy cũng như cản trở sức ảnh hưởng của Iran. Hai mục tiêu này chỉ có thể được thực hiện nếu Mỹ duy trì hiện diện ở Syria, viện Chính sách Brookings đánh giá.

Vòng xoáy không hồi kết

Trong khi đó GS Jeffrey D. Sachs, Giám đốc Trung tâm Phát triển bền vững tại ĐH Columbia (Mỹ), lại có ý kiến ngược lại. Theo ông, sở dĩ các nhà hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ muốn duy trì quân ở Syria vì họ nghĩ Mỹ thấy mình có quyền và có phương tiện để quyết định ai sẽ nắm quyền lực ở Trung Đông.

Trường hợp Syria là vì họ không thích Tổng thống Bashar al-Assad, đặc biệt không thích Syria chọn Nga hay Iran làm đồng minh. Theo học giả ĐH Columbia, cách tiếp cận “lật đổ các chính phủ mình không thích và thay thế bằng chính phủ mình hài lòng” là bài toán không bao giờ có lời giải trong chính sách đối ngoại Mỹ. Washington đã vướng vào hàng loạt cuộc chiến thay đổi thể chế ở Trung Đông và Bắc Phi không có hồi kết, đơn cử như Afghanistan, Iraq, Syria và Libya. Các cuộc chiến dài dằng dặc tiêu tốn của Mỹ hàng ngàn tỉ đô vừa không xây dựng được chính phủ mà giới lãnh đạo Washington mong muốn, lại còn gây nên B.L và bất ổn không hồi kết.

Ông Sachs cho rằng chiến tranh Syria không phải là nội chiến mà từ năm 2011 đã là cuộc chiến đại diện giữa một bên là Mỹ, Saudi Arabia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh với bên còn lại là chính phủ ông as‌sad cùng Nga và Iran. Cuộc chiến không mang lại kết quả gì ngoài hủy hoại Syria, làm mất ổn định châu Âu và phần nào đó là nước Mỹ. Trong khi thực tế cục diện là ông as‌sad vẫn cầm quyền, còn Nga và Iran vẫn có chỗ đứng không thể chối cãi tại Syria.

Ông Jeffrey D. Sachs nhắc lại rằng chính phủ cựu Tổng thống Barack Obama đã chỉ đạo CIA bí mật hợp tác với Saudi Arabia mở chiến dịch chống lưng các lực lượng chống ông as‌sad. Ông cho rằng việc Mỹ can dự quân sự vào Syria thậm chí còn vi phạm luật pháp Mỹ và quốc tế khi không hề được Quốc hội Mỹ và cả Liên Hiệp Quốc thông qua. Học giả của ĐH Columbia vì vậy nhận định việc rút quân khỏi Syria và chấm dứt vòng xoáy luẩn quẩn can thiệp quân sự mới là lời giải cho chính sách đối ngoại của chính phủ Tổng thống Trump. 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật