Chợ chim ở Kabul: Nơi nỗi buồn chiến tranh lùi lại

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Chợ chim Ka Faroshi là nguồn an ủi cho những người dân Afghanistan bị đè nặng bởi hàng thập kỷ chiến tranh và đau khổ.
Chợ chim ở Kabul: Nơi nỗi buồn chiến tranh lùi lại
Ảnh minh họa

Các khách hàng chủ yếu là nam giới, cũng có vài phụ nữ trong khăn trùm kín, chen chúc trong những phố đông người tại thành phố Kabul, Afghanistan. Họ dừng lại xem chim được bày bán, mặc cả với người bán và mua thức ăn cho chim cùng nhiều loại vật phẩm khác.

Gà chọi và gà gô "huyên náo" trong những chiếc lồng đan bằng liễu gai, trong khi các loại chim cảnh, sơn ca và hoàng yến nhảy qua lại trong lồng. Những con bồ câu gù trong chuồng nhỏ lưới thép. "Ở Afghanistan, nuôi chim là một đam mê, một truyền thống", Rafiullhah Ahmadi, người bán gà chọi trong chợ cho biết.

Hầu hết chim ở chợ được bắt hoặc nuôi tại Afghanistan. Một số được nhập khẩu từ các nước láng giềng như Iran và Pakistan, nhưng những lái buôn nói rằng gần đây kinh doanh đang giảm sút, với số lượng chim được nhập khẩu rất ít.

Ông Sayed Mohammad Ali ôm con gà trống của mình. Ahmadi, người bán hàng, nói rằng những con gà chọi tốt nhất đến từ phía bắc Afghanistan. Con đắt nhất có thể lên tới 14.000 USD.

Ông Fatlh, 70 tuổi, xách chiếc lồng gà gô. Loại chim yêu thích của người Afghanistan là gà gô chukar, với bộ lông màu xám đỏ và vạch đen dài từ mắt tới quanh cổ, mỏ đỏ, hai bên thân có vằn đen. Gà gô cũng được nuôi để chọi.

Một người bán chim trong chợ, Mohammad Zahir Tanha, nói rằng 50 con chim ông đang nuôi giúp giảm căng thẳng trong cuộc sống tại thủ đô, nơi gần đây phải chịu nhiều cuộc tấn công đẫm máu. "Bạn phải nuôi chim giống như nuôi con của mình vậy", ông Tanha tận tâm và đối xử với những con chim như gia đình.

Khi được hỏi về lo lắng với dịch cúm trong chợ Ka Faroshi, Gawar Khan, một người bán gà chọi, : "Chim ở Afghanistan không bị mắc bệnh cúm, nhưng chim từ Pakistan và Iran thì có bị bệnh".Bỏ qua Chợ chim Ka Faroshi tại Kabul, Afghanistan tấp nập người qua lại được coi như một nơi an ủi cho người dân trong cuộc chiến.  

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật