Hoài nghi thoả thuận vũ khí sát thương trong đối đầu Nga, Ukraine

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những tranh cãi xung quanh quyết định của ông Trump cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine vẫn đang tiếp diễn.
Hoài nghi thoả thuận vũ khí sát thương trong đối đầu Nga, Ukraine
Quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine của Mỹ gây nhiều tranh cãi.

Vào thời điểm cuộc xung đột tại đông Ukraine đang sắp bước sang năm thứ tư, các nhà phân tích chỉ ra, quyết định gần đây của Mỹ đồng ý cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev, một lần nữa làm dấy lên câu hỏi: Mỹ sẽ hỗ trợ cho Ukraine tới mức nào?

Trong khi các quan chức Ukraine và Nga cho rằng, động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump là dấu hiệu về sự gia tăng hợp tác giữa Washington và Kiev; thì bản thân Mỹ lại “hạ giọng” và tuyên bố, đó chỉ đơn giản là các biện pháp phòng vệ.

Theo giới chuyên gia, thoả thuận vũ khí sẽ khiến Washington vướng sâu hơn nữa vào cuộc xung đột Ukraine. Đáng nói là, nó xảy đến vào đúng lúc B.L tại đông Ukraine ngày một gia tăng, trong khi Mỹ vẫn đang “bận rộn” với các sứ mệnh chưa hoàn thành tại Syria, Afghanistan và Iraq.

Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù Mỹ vẫn chưa nói rõ chi tiết về các viện trợ quân sự dành cho Ukraine, nhưng một số quan chức giấu tên tiết lộ, nó sẽ bao gồm cả tên lửa chống tăng Javelin mà Kiev đã nhiều lần yêu cầu kể từ khi xảy ra xung đột với các lực lượng được Nga “chống lưng” từ năm 2014.

Ông Samuel Charap từ tổ chức RAND Corporation phân tích, Javelin là một vấn đề chính trị. Quân đội Ukraine có nhiều nhu cầu cấp bách hơn, như radar và hệ thống liên lạc an ninh.

Theo ông, Nga đã chứng minh được rằng, họ không e ngại các thiệt hại về người và của miễn là có thể đạt được mục tiêu của mình. Chuyên gia này cũng tỏ ra hoài nghi về việc Mỹ đã sẵn sàng để đáp trả trong trường hợp xảy ra leo thang giữa hai phía.

“Quyết định mang tính tương trưng này đồng nghĩa với việc mọi người sẽ tranh cãi rằng, uy tín của Mỹ đang đứng trước nhiều thách thức,” ông Charap nói. “Nó không đem lại sự cải thiện rõ rệt cho năng lực của Ukraine trên chiến trường, và cũng chứa đựng tất cả các hệ quả tiêu cực tiềm tàng”.

Còn ông Michael Carpenter, Phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về Ukraine và Nga dưới thời Tổng thống Obama, lại đồng ý với những gì Nhà Trắng đã làm. Ông đánh giá, thoả thuận cung cấp vũ khí sát thương sẽ đóng vai trò đáng kể, giúp ngăn chặn bất kỳ tham vọng lãnh thổ nào trong tương lai. Theo ông, nó gần như chắc chắn sẽ bật đèn xanh cho các nước khác hợp pháp hoá bán vũ khí cho Ukraine. Như vậy, tất cả sẽ khiến cuộc chiến trở nên “tốn kém” hơn cho Nga.

Trong khi đó, chuyên gia về vũ khí của viện hợp nhất Hoàng gia Justin Bronk nhận định, tên lửa Javelin có thể rất hiệu quả với xe tăng Nga. Tuy nhiên, ông lại không ủng hộ lựa chọn cung cấp tên lửa chống tăng cho Ukraine, bởi vì kể từ tháng 2/2015, chưa có một vụ đụng độ xe tăng nào xảy ra giữa các bên liên quan.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật