Cầu Long Kiển sập sau gần 20 năm chờ xây mới

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vì nhiều lý do, dự án xây mới 4 cây cầu sắt dọc đường Lê Văn Lương, trong đó cầu Long Kiển, liên tục lùi thời gian.
Cầu Long Kiển sập sau gần 20 năm chờ xây mới
Ảnh minh họa

Cách đây gần 2 năm, sau vụ sập cầu Ghềnh tại Đồng Nai (tháng 3/2016), Báo đã phản ánh tình trạng xuống cấp của 4 cây cầu sắt trên tuyến đường Lê Văn Lương, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh (quận 7) đến huyện Cần Giuộc (Long An). Những cây cầu sắt có tuổi thọ khoảng 60 năm đang xuống cấp, hư hỏng trầm trọng như cầu Long Kiển, Rạch Đỉa, Rạch Tôm, Rạch Rơi.

"Oằn mình" chờ sập

Hiện bốn cây cầu trên tuyến đường Lê Văn Lương rất cũ kỹ, lòng cầu nhỏ chừng hơn 3 m. Các thanh sắt chắn, trụ cầu đã hoen gỉ, bong tróc. Mỗi khi có xe tải nhẹ chạy qua là mọi phương tiện khác phải dừng lại. Độ tĩnh không của các cầu nhỏ khiến sà lan, tàu thuyền qua lại dễ va chạm.

Tải trọng của các cầu chỉ chịu được từ 1 đến 3,5 tấn nhưng hàng ngày mật độ phương tiện lưu thông rất lớn. Trên cầu, nhiều thanh thép, hành lang bảo vệ lưới thép... đã gãy, bong tróc. Mỗi lần đi qua, người dân hai xã Phước Kiển và Nhơn Đức nói họ như đang chơi trò cảm giác mạnh.

Một nhân viên canh gác tại cầu Rạch Dơi (xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) cho biết do lòng cầu quá hẹp nên giờ cao điểm luôn xảy ra ùn ứ. Bên dưới lòng sông tàu thuyền khai thác cát, vận chuyển hàng hóa chạy ầm ầm làm ai cũng thót tim. Ngoài ra, bốn cây cầu sắt tuổi thọ trên 60 năm còn gánh hệ thống dây điện, cáp viễn thông và nước sạch cho người dân khu vực này.

Ông Lê Văn Tám (ấp 3, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè) cho biết sau vụ sập cầu Ghềnh (tháng 3/2016), người dân xã Nhơn Đức đã có đơn gửi lãnh đạo TP.HCM mong muốn xây cầu mới để đảm bảo an toàn, giảm kẹt xe trong khu vực.

"Thường ngày nếu di chuyển bằng xe máy qua lại thì cầu rung lắc nhẹ nhàng, tuy nhiên khi có xe tải hoặc ôtô thì độ rung lắc khá lớn, ai sợ. Tuy nhiên, mọi người vẫn cố gắng đi vào trung tâm thành phố vì nếu đi vòng qua xã Hiệp Phước thì xa", ông Tám nói.

 Đã có chủ trương xây cầu từ... 17 năm trước

Việc xây dựng mới cầu Long Kiển, huyện Nhà Bè, đã có chủ trương và phê duyệt từ năm 2001. Tuy nhiên, đến nay dự án vẫn chưa khởi công do gặp khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng.

Tiếp đó, trong giai đoạn 2011-2013, TP.HCM thực hiện giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội nên dự án nằm trong kế hoạch giãn đầu tư công (tạm giãn tiến độ triển khai dự án do vướng mặt bằng).

Năm 2014, UBND TP.HCM tiếp tục bố trí vốn để bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng chưa thực hiện do gặp nhiều khó khăn.

hiện trường vụ sập cầu Long Kiển tối 19/1. Ảnh: Tùng Tin.

Tháng 3/2016, lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM thông tin đơn vị đã có phương án thi công đồng bộ cả 4 cây cầu sắt trên đường Lê Văn Lương để đảm bảo an toàn giao thông nối TP.HCM với phía đông các tỉnh Long An, Tiền Giang. Trong đó có 2/4 cầu xong phương án thiết kế, 2 cầu còn lại đang tiếp tục nghiên cứu, sớm xin ý kiến của UBND TP.

Dù vậy, đến tháng 1/2018, chưa dự án nào được khởi công.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, hiện 4 cầu sắt trên đường Lê Văn Lương đã xuống cấp, thường xuyên kẹt xe, va chạm.

Về kế hoạch xây mới, ông Cường cho biết trong quý I/2018, TP sẽ khởi công hai cầu Long Kiển, Rạch Đĩa và đưa vào sử dụng vào năm sau. Riêng cầu Rạch Dơi, Rạch Tôm xây dựng vào năm 2019.

Hàng ngày người dân các xã Nhơn Đức, Phước Kiển phải đi lại trên những cây cầu sắt đã xuống cấp trầm trọng. Ảnh: Tùng Tin.

Hiện, dự án xây dựng cầu Long Kiển mới do Khu Quản lý giao thông đô thị số 4 làm chủ đầu tư, với quy mô dài 318 m (chưa tính phần đường dẫn), rộng 15 m, khổ thông thuyền 5 m x 30 m, tổng mức đầu tư 557 tỷ đồng.

Cũng theo ông Cường, hiện các trục đường chính trên địa bàn TP có khoảng 30 cầu yếu, không đồng bộ với giao thông trên tuyến do sở GTVT quản lý đã được đưa vào danh mục ưu tiên, nhằm thực hiện xây mới đến năm 2020.   

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật