Sự thật đen tối sau tôn hiệu “Thánh nữ”

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Sinh ra trong các gia đình thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội nên về cơ bản, các Thánh nữ không có khả năng tự bảo vệ mình. Họ buộc phải có nhiều “đối tác tình dục”.
Sự thật đen tối sau tôn hiệu “Thánh nữ”
Ảnh minh họa

Người Ấn Độ có một phong tục cổ xưa giống như lịch sử của họ vậy: các em gái trong những gia đình nghèo phải phục vụ trong các chùa khi đến tuổi quy định. Phong tục này đã tạo một tầng lớp “nô lệ tình dục” dưới quyền của giới tăng lữ và giáo sĩ Bà-la-môn cấp cao. Họ gọi những cô gái này với tôn hiệu “Thánh nữ”.

Sinh ra trong các gia đình thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội nên về cơ bản, các Thánh nữ không có khả năng tự bảo vệ mình. Họ buộc phải có nhiều “đối tác tình dục”. Họ không có cách gì để từ chối yêu cầu của đàn ông, cũng không thể mong đợi bạn tình sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu. Đàn ông Ấn Độ khẳng định không muốn sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu.

Cho dù từ năm 1986 việc các bé gái trở thành Thánh nữ trong các ngôi chùa đã bị coi là trái luật nhưng trong 42 nghìn Thánh nữ hiện còn ở Andhra Dees, có đến 40% bị phát hiện HIV dương tính. Bản thân bị biến thành vật hi sinh cho sự lạc hậu và thiếu hiểu biết, hiện tượng “Thánh nữ” này chứng tỏ những nỗ lực ngăn chặn căn bệnh HIV tại Ấn Độ, giống như ở Nam Phi, đang phải đối đầu với các rào cản xã hội và văn hóa.

Theo thống kê, số người nhiễm HIV ở Ấn Độ hiện nay đã vượt qua con số 500 nghìn người, chiếm gần 0,5% dân số nước này. Báo cáo của Ngân hàng thế giới cảnh báo nếu người Ấn Độ vẫn không sử dụng ba‌ּo ca‌ּo s‌ּu một cách phổ biến thì trong 10 năm tới tỉ lệ mắc HIV sẽ tăng lên chóng mặt với tốc độ 300 nghìn người mới mắc bệnh mỗi năm. Báo cáo này cũng cho biết, đến năm 2033, HIV sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho người Ấn Độ.

Nếu không có biện pháp khắc phục, dự đoán chẳng bao lâu Ấn Độ sẽ thay thế Nam Phi để trở thành Quốc gia có số người nhiễm HIV nhiều nhất thế giới. Tình hình thực tế tại các ngôi làng thuộc vùng Andhra Dees ở Ấn Độ đang dần chứng minh dự đoán sẽ trở thành hiện thực.

Một phóng viên đã được cử đến Hyderabad, cách làng Dan Wada 100 dặm về phía nam, và thấy 10 cô gái đang tụ tập trong ngôi đền Nữ thần Jaaramaa. Trong số các cô gái đó có Xinagudi 19 tuổi với vẻ nhút nhát, mặc sari màu lam và gương mặt xinh xắn. Cô nói từ năm 12 đã quyết định dành trọn cuộc đời mình cho ngôi đền Jaaramaa.

Cô bé rụt rè nói: “Người trong làng đều tôn trọng em. Họ yêu cầu em cho họ “thực hành”, bởi vì em là Thánh nữ và em thuộc về Nữ thần Jaaramaa”. Cô bé nay cũng không nhớ nỗi sợ hãi lúc đầu. Cha mất sớm, mẹ bệnh nặng, cô không có lựa chọn khác. Cô nói nhỏ: “Mẹ em bị bệnh hen suyễn, bây giờ đã yếu lắm rồi, chắc không còn sống được bao lâu nữa. Có lẽ đó là số mệnh của em”.
Ảnh minh họa

Người trong làng Dan Wada đều biết Xinagudi là Thánh nữ nên đàn ông thuộc tầng lớp cao trong làng và các vùng lân cận có thể đem tiền và thực phẩm tìm đến trước cửa nhà và xin phép mẹ cô đồng ý cho anh ta làm bạn tình của con gái bà.

Đối với hoàn cảnh của mình, trong thâm tâm Xinagudi có suy nghĩ gì? Cô nói tất nhiên cô rất dằn vặt, nhưng phải chấp nhận thực tế, bởi cả gia đình đều trông cậy vào cô. Cô tâm sự: “Có lúc em hỏi mẹ vì sao để em làm việc này? Vì sao em không thể có một cuộc hôn nhân như bình thường? Nhưng em còn có thể làm gì được, người đàn ông nào đủ can đảm lấy một người như em?”.

Theo phong tục, Thánh nữ vẫn sống cùng với mọi người như bình thường. Trước khi đến tuổi già yếu họ sẽ được chuyển đến phục vụ trong chùa. Sau đó, cũng giống như các má mì ở châu Âu, các lão Thánh nữ sẽ rút lui về hậu trường và lập kế hoạch cho thế hệ Thánh nữ kế tiếp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật