Ngổn ngang những dự án lỗ nghìn tỷ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong số 12 dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành Công thương, vẫn chưa thấy nhiều “điểm sáng cuối đường hầm” dù rằng Bộ công thương đề ra mục tiêu đến năm 2018, xử lý căn bản các tồn tại, yếu kém đối với các dự án này, và sau năm 2020, việc xử lý các dự án sẽ hoàn thành.
Ngổn ngang những dự án lỗ nghìn tỷ
Nhà máy DAP số 2-Vinachem là một trong những dự án hiếm hoi đã có lợi nhuận

Trong một động thái mới nhất, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký Quyết định 16/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn hó‌a chấ‌t Việt Nam (Vinachem) giai đoạn 2017-2020 với mục tiêu bảo đảm Vinachem có cơ cấu hợp lý; nâng cao năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh của Tập đoàn.

Le lói điểm sáng

Theo Đề án, ngành, nghề kinh doanh chính của Vinachem là sản xuất và kinh doanh hó‌a chấ‌t cơ bản; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản làm nguyên liệu sản xuất phân bón và hó‌a chấ‌t; sản xuất, kinh doanh phân bón chứa lân; sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.

Vốn điều lệ của Vinachem đến năm 2020 khoảng 20.000 tỷ đồng. Vinachem xây dựng kế hoạch, phương án và lộ trình thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ giai đoạn 2018-2019. Sau cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối từ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ.

Điểm đáng chú ý theo đề án tái cơ cấu, Vinachem sẽ phải thực hiện thoái vốn ở hầu hết các doanh nghiệp chi phối cổ phần từ nay tới năm 2020. Cụ thể, Vinachem phải thoái hết vốn tại 4 công ty phân đạm thua lỗ là Công ty cổ phần Phân đạm hó‌a chấ‌t Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP-Vinachem; Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem và Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, sau khi các đơn vị này hết lỗ, sản xuất kinh doanh có hiệu quả trở lại.

Thoái vốn khỏi 4 dự án được coi là bước tiếp theo trong việc xử lý các dự án thua lỗ nghìn tỷ của ngành công thương sau nhiều năm các dự án này đắp chiếu, chôn hàng chục nghìn tỷ đồng vốn nhà nước.

Theo báo cáo của Vinachem, Tập đoàn này đã hoàn thành cơ bản các mục tiêu kế hoạch năm 2017. Giá trị sản xuất công nghiệp ước tăng 8,8%; doanh thu ước tăng 5,5% so với năm 2016. Lợi nhuận cộng hợp ước đạt 50,1 tỷ đồng.

Đặc biệt, sau khi thực hiện hàng loạt biện pháp cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, Công ty Cổ phần DAP-Vinachem, một trong 4 dự án có triển vọng thoát ra khỏi danh sách 12 dự án thua lỗ khi đã có lãi 5,2 tỷ đồng trong năm qua. Đây có thể coi là điểm sáng hiếm hoi trong bức tranh chung của các dự thua lỗ ngàn tỷ của ngành Công thương.

Một dự án khác cũng được kỳ vọng sẽ sớm được khởi động lại là dự án mở rộng giai đoạn hai của Tisco sau khi SCIC đã hoàn thành rút 1.000 tỷ đồng vốn theo chỉ đạo của Chính phủ. Với sự tham gia của Công ty cổ phần Thái Hưng, nếu phương thoái vốn nhà nước được thực hiện, có thể công ty này sẽ nâng tỷ lệ sở hữu nắm quyền chi phối.

Sẽ cho phá sản nếu cần thiết?

Trong báo cáo gửi Quốc hội về tình hình xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công thương hồi tháng 11/2017, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cho biết: Trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, 6 nhà máy đang vận hành sản xuất, kinh doanh nhưng thua lỗ (4 nhà máy sản xuất phân bón; Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS) và Nhà máy Thép Việt Trung); 3 dự án dừng thi công do chi phí tăng cao và thiếu vốn (sản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ, mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Bột giấy Phương Nam);

Tổng mức đầu tư ban đầu của 12 dự án nêu trên là 43.673,63 tỷ đồng, sau đó được phê duyệt điều chỉnh tăng lên 63.610,96 tỷ đồng (tăng 45,65%). Trong đó, vốn chủ sở hữu 14.350,04 tỷ đồng, chiếm 22,56%; vốn vay 47.451,24 tỷ đồng, chiếm 74,6%; còn lại 2,84% là từ các nguồn khác.

Theo Bộ Công Thương, tính đến 31/12/2016, tổng số lỗ lũy kế của 10 nhà máy đang sản xuất hoặc đã dừng sản xuất là 16.126,02 tỷ đồng, tổng số vốn chủ sở hữu của các nhà máy này còn lại là 3.985,14 tỷ đồng; tổng tài sản của 12 nhà máy 57.679,02 tỷ đồng; Và tổng nợ phải trả 55.063,38 tỷ đồng. Có những dự án đã kéo dài, chậm tiến độ 10 năm nhưng vẫn chưa hoàn thành khiến cho tình trạng đội vốn càng trầm trọng hơn.

Quan điểm của Bộ Công thương là phải xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ dựa trên nguyên tắc thị trường, tôn trọng quyền tự quyết của doanh nghiệp và Nhà nước quyết không cấp thêm vốn vào các dự án này.

Nếu cần, kiên quyết cho phá sản, giải thể đối với các dự án không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa tài sản Nhà nước, hạn chế thất thoát và tác động tiêu cực đối với ngân sách Nhà nước và nền kinh tế nói chung.

GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE):Có thể lập 12nhóm đặc trách từng dự án

Nếu vẫn làm theo cách đã từng áp dụng với Vinashin trước đây thì chưa biết đến bao giờ mới xử lý được hậu quả và chỉ giao cho Bộ Công thương giải quyết sẽ rất chậm, bởi tính riêng việc giải trình cũng đã mất rất nhiều thời gian. Chúng ta có thể lập ra 12 nhóm đặc trách từng dự án, mỗi nhóm gồm 12-14 người là chuyên gia trong các lĩnh vực tài chính, thị trường..., nhằm nghiên cứu và đề xuất các giải pháp với Ban Chỉ đạo và Thủ tướng. Nếu áp dụng cách thức xử lý mở rộng này, chỉ trong vòng 6 tháng có thể đưa ra phương án giải quyết. Hoa Kỳ đã từng triển khai các biện pháp xử lý theo hướng này đối với General Motor thời kỳ tập đoàn sản xuất ô tô hàng đầu này lâm nguy và rất hiệu quả.

TS Lê Đình Ân - Nguyên gđ trung tâm thông tin và dự báo kt - xh Quốc gia: Đừng vì nể nang mà cứu

Việc xử lý các dự án thua lỗ của Bộ Công Thương cần giải pháp phân loại cụ thể để xử lý và tính toán đến sự cần thiết trong dài hạn. Những dự án nào "cứu" được thì có phương pháp "cứu" như chuyển đổi chủ sở hữu để hoạt động hiệu quả, tìm nhà đầu tư bán đi phần vốn nhà nước,... Còn những dự án không hiệu quả thì buộc đem bán hoặc cho phá sản không thể vì nể nang mà “cứu” rồi một vài năm sau lại phải gánh. Với những dự án đã vực dậy cần có biện pháp chuyển đổi công nghệ phù hợp, tái cơ cấu đầu tư và chuyển đổi chủ sở hữu để thay đổi phương thức quản trị doanh nghiệp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật