Tại sao “vua đất hiếm” Trung Quốc lại không có tiếng nói trên thị trường

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trữ lượng đất hiếm của Trung Quốc hiện nay chỉ chiếm khoảng 30% toàn càu, nhưng lượng sản xuất cung ứng lại chiếm tới 95%, đã mất cân bằng nghiêm trọng về tỷ lệ, khó mà tiếp tục trong thời gian dài. Tuy nhiên, một điều đặc biệt đó là, tuy quốc gia này được mệnh danh là “vua đất hiếm” nhưng nước này lại không hề có tiếng nói trên thị trường
Tại sao “vua đất hiếm” Trung Quốc lại không có tiếng nói trên thị trường
Ảnh minh họa

Trên thực tế, rất nhiều quốc gia đều sở hữu nguồn tài nguyên đất hiếm, nhưng bắt đầu tư cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, đất hiếm “giá rẻ có chất lượng” Trung Quốc đã tấn công thị trường thế giới, khiến các quốc gia vốn cung ứng đất hiếm như Mỹ, Canada lần lượt đóng cửa các mỏ đất hiếm của mình.

Theo tài liệu hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm năm 2010 do Bộ Thương Mại công bố, tổng mức xuất khẩu đất hiếm cả năm 2010 là 30258 tấn, giảm gần 40% so với con số 50145,1 tấn của năm 2009, nhưng nhu cầu thế giới lại đạt tới 48000 tấn. Dự đoán, đến năm 2015, nhu cầu đất hiếm của toàn cầu sẽ là 210000 tấn, so với sản lượng năm 2009, tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm là 8%, vượt quá mức tăng trưởng bình quân 5% của 20 năm về trước. Được biết, do việc cung ứng đất hiếm của Trung Quốc không thể tiếp tục đáp ứng nhu cầu toàn cầu, nên hiện nay có khoảng 200 dự án đất hiếm trên toàn cầu trừ Trung Quốc đang lên kế hoạch khai thác.

Theo một chuyên gia về đất hiếm, “quyền định giá đất hiếm” mà dư luận vẫn đang quan tâm và “quyền tiếng nói đất hiếm” mà giới chuyên gia trong ngành đang theo đuổi không phải là một khái niệm đồng nhất. “Quyền tiếng nói là một kiểu khả năng kiểm soát, là quyền khống chế đối với toàn bộ ngành sản xuất đất hiếm, nếu Trung Quốc có nguyên liệu, có công nghệ, có thị trường, quốc gia này mới có thể được hưởng quyền tiếng nói trong ngành sản xuất đất hiếm quốc tế”. Tình hình hiện giờ là Trung Quốc không có ưu thế về ứng dụng công nghệ, cần phải nỗ lực phát triển công nghệ của chính quốc gia hơn nữa, mới có thể bù đắp vào sự thiếu hụt trong dây chuyền sản xuất.

“Trung Quốc đã cung ứng nguồn tài nguyên đất hiếm giá rẻ có chất lượng cho thế giới trong thời gian dài, nước này đã không chỉ phải trả giá nghiêm trọng cho môi trường, mà còn khiến các doanh nghiệp Trung Quốc lạc hậu hơn so với các nước khác trên thế giới về mặt ứng dụng công nghệ do thiếu vốn”, một chuyên gia của viện nghiên cứu đất hiếm Bắc Kinh nhận định.

Với tình hình hiện giờ, sự phụ thuộc Trung Quốc vẫn chỉ là đảm nhiệm vai trò nhà cung ứng nguyên liệu thô giá rẻ, các nhà máy Âu – Mỹ sau khi nhập khẩu đất hiếm từ Trung Quốc sẽ sản xuất ra các sản phẩm công nghệ cao, rồi lại bán cho Trung Quốc, khi đó giá trị tăng trưởng của các nước phương Tây tăng lên nhiều lần, thậm chí còn mấy chục lần.

“Chúng ta (Trung Quốc) là một nước lớn về đất hiếm, đang đội chiếc mũ số 1 thế giới về sản xuất và tiêu dùng, nhưng chúng ta lại không phải là một cường quốc đất hiếm”, một chuyên gia phân tích cho biết. Khâu sử dụng khoản lợi nhuận cao từ đất hiếm là khâu mà Trung Quốc thiếu, điều mà Trung Quốc cần là công nghệ ứng dụng tiên tiến. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn cho rằng, “giá trị gia tăng của các sản phẩm sơ cấp thấp, kiếm không ra tiền, cho nên chúng ta cũng không đủ khả năng để bồi thường cho môi trường”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật