Tàu sân bay Nhật bị lỗi, Trung Quốc bớt lo?

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việc tàu đổ bộ trực thăng JS Kaga ở lại Kure quá lâu khiến giới phân tích hoài nghi về tình trạng của nó.
Tàu sân bay Nhật bị lỗi, Trung Quốc bớt lo?
Tàu đổ bộ trực thăng JS Kaga ở lại bảo dưỡng quá lâu khiến giới phân tích hoài nghi về tình trạng của nó.

Theo truyền thông Nhật Bản, vào trong cuối tháng 12 vừa rồi tàu đổ bộ trực thăng (khu trục mang trực thăng) mới nhất của nước này là JS Kaga (DDH-184) thuộc lớp Izumo đã chính thức đi hoạt động trở lại sau nhiều tuần nằm ở dock sửa chữa tại căn cứ hải quân Kure.

Tàu đổ bộ trực thăng JS Kaga mới gia nhập Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF) vào tháng 3/2017, và việc một còn tàu mới như JS Kaga phải quay trở lại dock sửa chữa sau 9 tháng hoạt động là điều hoàn toàn không bình thường.

Mặc dù, JMSDF tuyên bố JS Kaga quay lại cảng để bảo dưỡng định kỳ nhưng việc ở lại Kure quá lâu của con tàu này khiến giới phân tích hoài nghi về tình trạng của nó. Thậm chí họ còn có hai giải thuyết khiến Kaga phải quay lại cảng sửa chữa lâu như vậy.

Một là tàu đổ bộ trực thăng Nhật Bản gặp vấn đề trong giai đoạn hoàn thiện, không đảm bảo được yêu cầu kỹ thuật ban đầu khiến nó buộc phải quay trở lại Kure để sửa chữa. Và hai là quá trình sửa chữa trên thực chất là cách JMSDF che mắt bên ngoài việc nâng cấp JS Kaga.

Nguyên nhân thứ nhất có nhiều khả năng hơn vì trong thời gian quay lại cảng sửa chữa, tàu đổ bộ trực thăng JS Kaga đã phải nhờ tới sự lai dắt của các tàu cứu kéo, khiến nhiều người hoài nghi về khả năng tự di chuyển của con tàu có độ giãn nước 27.000 tấn này.

Bất chấp với những đồn đoán hiện tại JMSDF vẫn quyết định đưa JS Kaga vào hoạt động trở lại sau thời gian bảo dưỡng. Và dựa trên những hình ảnh mới nhất của JS Kaga có thể thấy con tàu này có vẻ ổn, khi ít nhất nó có thể tự di chuyển ra khỏi dock sửa chữa.

Với khả năng có thể tàu JS Kaga bị lỗi sau 9 tháng đi vào hoạt động sẽ phẩn nào khiến Trung Quốc bớt lo ngại với con tàu đổ bộ này, bởi trước đó các  phương tiện truyền thông Nhật Bản và Trung Quốc đều cho rằng, trong tương lai Izumo sẽ được trang bị F-35B, có tính năng vượt trội so với tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc.

Do đó, mỗi tàu lớp Izumo đều có khả năng tấn công cao gấp đôi so với tàu sân bay Trung Quốc.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc từng bày tỏ sự quan ngại khi Nhật bản biên chế tàu sân bay Izumo và trang bị F-35B.

Vì vậy, sử dụng Izumo sử dụng theo mô hình tàu đổ bộ tấn công, mang theo máy bay chiến đấu cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B của Mỹ.

Cách sử dụng này được một số chuyên gia quân sự ưa chuộng bởi biên chế kiểu này sẽ tăng cường khả năng tấn công vào lục địa của đối phương và kiểm soát không phận trên biển, có vai trò cực kỳ quan trọng tác chiến đổ bộ quy mô lớn là hợp lý và cực kỳ hiệu quả.

Vì hiện nay Nhật chưa có phương tiện mang máy bay tác chiến tầm xa. Nếu các tàu đổ bộ lớp Izumo được sử dụng theo hướng này sẽ là cánh tay nối dài của máy bay Nhật Bản, khống chế toàn bộ không phận biển Hoa Đông.

Trước đây, chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt cũng đã từng bày tỏ sự quan ngại khi Nhật bản biên chế tàu sân bay Izumo và trang bị F-35B. Ông này cho rằng, đây là mô hình tác chiến mà Trung Quốc quan ngại nhất, Izumo sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện tranh chấp ở Senkaku.

Vị chuyên gia Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay lớp Izumo sẽ nâng cao khả năng điều vận binh lính và vũ khí trang bị, nâng cao năng lực tác chiến đổ bộ của hải quân Nhật Bản. Điều này nhất định sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tác chiến của hải quân Trung Quốc.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật