Nhìn lại sự kiện F-15 Mỹ đánh chặn MiG-29 Liên Xô

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong chiến tranh Lạnh, việc tiêm kích Mỹ và Liên Xô “hộ tống“ máy bay ném bom của nhau là “cơm bữa“, nhưng đối đầu giữa chiến đấu cơ rất hiếm gặp.
Nhìn lại sự kiện F-15 Mỹ đánh chặn MiG-29 Liên Xô
Ảnh chụp cặp tiêm kích F-15 của Mỹ thực hiện hành động ngăn chặn cặp MiG-29 của Liên Xô

Trang Urban Ghosts vừa đăng tải bức ảnh hiếm gặp chụp ngày 1/8/1989, trong đó 2 chiếc F-15 của Không lực Hoa Kỳ đã thực hiện vụ đánh chặn cặp chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân Liên Xô khi nó tiếp cận không phận nước này.

Được biết những chiếc F-15 trên thuộc biên chế Phi đoàn tiêm kích chiến thuật số 21 đóng tại Căn cứ Không quân Elmendorf ở Alaska, do vị trí địa lý đặc biệt nên việc máy bay Mỹ và Liên Xô có những cuộc đụng đầu là khó tránh khỏi.

Theo tác giả của bài viết đăng trên Urban Ghosts thì sau khi thực hiện màn "chào hỏi", giữa hai bên đã không xảy ra sự cố đáng tiếc nào, thực chất đây vẫn là điều xảy ra quá "cơm bữa" trong chiến tranh Lạnh.

Những chiếc MiG-29 của Liên Xô có thể thuộc phiên bản MiG-29S là thế hệ thứ hai của gia đình MiG-29. Được phát triển dựa trên khung sườn MiG-29 Fulcrum-A nhưng được làm chắc chắn hơn nên máy bay có tải trọng cất cánh tối đa là 20 tấn so với 18 tấn của phiên bản trước.

Khung thân của MiG-29SE có phần sống lưng được làm to hơn, vì thế nó được gọi với biệt danh Hunchback (lưng gù). Trong đó có thiết bị gây nhiễu điện tử Gardeniya đặc thù mà Liên Xô không xuất khẩu cho nước ngoài.

Khả năng tấn công mặt đất của MiG-29SE rất hạn chế với chỉ bom và rocket không điều khiển bởi radar của chúng không có chế độ dành cho đối đất, đối biển mà chỉ làm nhiệm vụ không chiến đơn thuần, do vậy việc bay sát không phận Mỹ hầu như không gây đe dọa.

tiêm kích F-15 trong một chuyến bay cùng MiG-29Phiên bản F-15 Eagle của Mỹ có thể là bản F-15C với các tính năng tương tự như MiG-29S, nó cũng là một chiến đấu cơ thiên về chiếm ưu thế trên không và ít có khả năng tấn công mặt đất.

So với MiG-29S, F-15C được trang bị radar AN/APG-63 rất mạnh, có thể thực hiện đòn tấn công tầm xa trong mọi điều kiện thời tiết mà hầu như không phải phụ thuộc vào radar dẫn đường dưới mặt đất.

Thậm chí cả trong không chiến cự ly ngắn thì F-15C vẫn được đánh giá cao hơn nhờ vận tốc tối đa lên tới Mach 2,5 và có thời gian đáp ứng lệnh cực tốt do trang bị hệ thống điện tử "bay bằng dây" tiên tiến mà tiêm kích Liên Xô thời kỳ đó chưa theo kịp.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật