‘Phân tử của năm’

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không mùi và không thể nhìn thấy nhưng khí CO2 liên quan đến các thảm họa thiên nhiên dữ dội nhất năm qua.
‘Phân tử của năm’
Cháy rừng ở Fillmore, bang California - Mỹ hôm 14-12 Ảnh: REUTERS

Ngày 5-12-2017, khi tạp chí Time công bố "Nhân vật của năm", cháy rừng đã thiêu rụi hàng trăm công trình ở trong và chung quanh TP Los Angeles. Gần 200.000 người Mỹ rời bỏ nhà cửa. 

Trước đó, hàng ngàn lính cứu hỏa được huy động dập lửa ở các bang Idaho, Washington, Montana... Cháy rừng ở tỉnh British Columbia - Canada đã lập kỷ lục về diện tích bị thiêu rụi nhiều nhất, số lượng người sơ tán cao nhất và một đám cháy đơn lẻ lớn nhất. 

Ở châu Âu, đợt sóng oi bức được mệnh danh là Lucifer đã làm phát sinh thêm nhiều đám cháy. Vào đêm 18-6-2017 kinh hoàng, con số kỷ lục 64 người t‌ử von‌g ở Bồ Đào Nha, hầu hết đều bị chết cháy trong lúc bỏ chạy bằng ô tô.

Năm 2017 cũng chứng kiến một loạt cơn bão phá kỷ lục. Siêu bão Harvey mang đến lượng mưa lớn chưa từng có trong lúc Irma đã trở thành bão duy trì cấp 5 dài nhất và tạo ra cuộc sơ tán kỷ lục 6,5 triệu người ở bang Florida - Mỹ. Đồng thời, lũ lụt kỷ lục tàn phá Đông Nam Á, khiến 1.200 người thiệt mạng, 1 triệu ngôi nhà bị hư hại hoặc bị phá hủy và trên 30 triệu người bị ảnh hưởng,

Sự sụt giảm diện tích biển băng trong năm vừa qua dù không lập kỷ lục mới nhưng cũng đủ làm xáo trộn các khuôn mẫu thời tiết toàn cầu và nguồn dinh dưỡng cho cả con người và thế giới hoang dã. Trong khi đó, năm 2017 nhiều khả năng là năm nóng đứng thứ ba từng được ghi nhận. 

Phần lớn giới khoa học quy trách nhiệm tình trạng này cho sự gia tăng của CO2 và những khí gây hiệu ứng nhà kính khác. Điều đáng lo là lượng khí thải CO2 toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2017, từ việc gia tăng đốt than đá, dầu mỏ và phá rừng.

Nhìn chung, nhân loại cảm thấy tác động mạnh mẽ của CO2 trong năm 2017 và điều không may là khoa học dự báo ảnh hưởng tiêu cực này sẽ còn tăng trong những năm tới.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật