Nghệ thuật vẽ c‌ơ th‌ể: Ở tru‌ּồng ra phố?

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Là dân trong nghề, nhiều khi nhìn body painting, tôi cũng nổi nóng vì đó là sự lợi dụng“ - nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng.
Nghệ thuật vẽ c‌ơ th‌ể: Ở tru‌ּồng ra phố?
Hoàn cảnh của buổi vẽ c‌ơ th‌ể rất dễ khiến ranh giới giữa nghệ thuật và sự lợi dụng trở nên mong manh và…khó nói. Ảnh: Trà Giang.

Không chỉ gặp khó ở việc tìm "kênh" tương tác với công chúng, bản thân nghệ sĩ thực hành body painting đôi khi cũng bế tắc trong chuyện đi tìm người mẫu "chịu cởi đồ" trước mặt nhiều người, hy sinh sự riêng tư để cùng nghệ sĩ cộng hưởng sáng tạo tác.

Chưa kể, hoàn cảnh của buổi thực hành vẽ c‌ơ th‌ể rất dễ khiến ranh giới giữa nghệ thuật và sự lợi dụng trở nên mong manh và... khó nói.

Gian nan tìm người chịu "cởi"
Các họa sĩ lại thường thích làm việc với người mẫu khỏa thân 100% vì một số lý do: đường cọ lướt trên quần áo thường dễ bị chệch, màu da và màu quần áo không đồng nhất, c‌ơ th‌ể kém sự thu hút...

Họa sĩ Ngô Lực nêu kinh nghiệm thuyết phục: "Cách tốt nhất là cho họ xem những gì mà mình đã làm. Nếu họ thích thì phải làm rõ thích đến mức độ nào, cởi đến đâu. Ai mà có bạn trai thì rủ đến luôn, ê kíp phải có nữ trong đó. Họ thấy mình làm việc nghiêm túc, họ sẽ tin".

Nhưng cũng vẫn có những rủi ro. Chẳng hạn như, đến giờ diễn chương trình Cuộc sống ở Trung tâm văn hóa Pháp L’Espace tại Hà Nội, Phương Vũ Mạnh phát hiện thiếu mất một trong bốn cô người mẫu. Gọi điện thì cô đã khóa máy, dù buổi tập cuối cùng hôm trước cô vẫn có mặt. Trường hợp của Ngô Lực, vào hôm sau buổi vẽ c‌ơ th‌ể, anh nhận được cú điện thoại đầy hoảng hốt của người mẫu yêu cầu xóa sạch các hình ảnh đã chụp trong buổi vẽ.

Gia đình, người thân, người yêu thường là rào cản lớn nhất . Ảnh: Trà Giang



Gia đình, người thân, người yêu thường là rào cản lớn nhất ngăn các cô gái bình thường có ý định một lần phiêu lưu với body painting. Vì vậy, tham gia làm người mẫu khỏa thân cho nghệ thuật này đến nay thường là các người mẫu thời trang, ca sĩ, diễn viên như Vĩnh Nghi, Hạnh Quyên, Minh Nguyệt, Hồng Ánh... Đây cũng là cách tạo sức hút với công chúng, dù nguyên tắc body painting có thể làm trên mọi c‌ơ th‌ể.

Ngô Lực chưa hẳn xem tác phẩm trên da là mục tiêu tối thượng của mình. Việc vẽ lên da được anh sử dụng như một câu hỏi thách thức cộng đồng ở khía cạnh văn hóa.

Anh nói: "Trong quá trình tiếp cận, thuyết phục và cho đến khi họ chấp nhận, tôi đều quay video lại. Chưa nói tác phẩm cuối cùng đẹp hay xấu, chỉ việc này thôi đã là một câu chuyện hay mà một ngày nào đó tôi sẽ gửi đến công chúng. Họ sẽ thấy body painting hóa ra chẳng có gì ghê gớm cả. Tức, tôi lấy kết quả của một công việc cũ để tạo ra một nhận thức mới".

"Họ hỏi em những câu kỳ lạ"
Hoài Thương, 20 tuổi, một bạn gái từng tham gia làm người mẫu body painting nói với phóng viên PV:

- Khi bắt đầu làm thì em hơi ngại và rất hồi hộp. Em không biết đường cọ sẽ xuất phát từ chỗ nào trên c‌ơ th‌ể, nó sẽ đi tới đâu và mình phải làm gì. Sau đó, hình ảnh được đưa lên mạng, mọi người biết đến, họ hỏi em những câu rất kỳ lạ như: Không ngại à? Có sợ gì không? Khi vẽ phải làm thế nào? Đứng bao lâu?...

"Những hoa văn, đường cong, mỗi nét cọ đều mang cái hồn...".

Nhưng những người ở chỗ em làm việc không giống như họ vì họ không phải người khó tính. Cuộc sống của em cũng không thay đổi vì việc này cũng không ảnh hưởng gì nhiều.

Vậy vì sao em quyết định làm người mẫu khỏa thân cho body painting?

- Không có lý do vì sao hết, chỉ vì em thích nghệ thuật vậy thôi. Em cũng chỉ là cô gái bình thường, không phải là người mẫu gì hết.

Theo em, cái đẹp của nghệ thuật body painting nằm ở điểm nào?

- Câu hỏi của anh khó trả lời quá. Mỗi người có một quan điểm khác nhau về cái đẹp. Em cảm thấy body painting đẹp trong những hoa văn, đường cong, mỗi nét cọ đều mang cái hồn của người vẽ.


Không có chuyện "ở tru‌ּồng ra phố"
Trên thực tế, những lần "nhá hàng" của body painting Việt cũng đã gây được sự quan tâm và phản ứng nhất định từ phía công chúng.

Một khán giả đề nghị giấu tên có dịp chứng kiến màn trình diễn của họa sĩ Phương Vũ Mạnh nói, cô rất trân trọng công sức lao động trong nhiều giờ liền của họa sĩ lẫn người mẫu trong điều kiện phải đối diện với nhiều ánh mắt tập trung vào c‌ơ th‌ể khỏa thân. Đôi khi họa sĩ phải đi lấy nước hoặc một ít sữa cho người mẫu.

Nhưng nữ khán giả này không chấp nhận cảnh người mẫu "cởi đồ quăng cái vèo vào góc nhà, vì nó rất phô".

"Tôi là dân trong nghề, nhiều khi nhìn body painting cũng nổi nóng vì đó là sự lợi dụng", nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nhận xét.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng lo ngại các người mẫu đang “xông” mình làm body painting mà không biết màu được sử dụng có thể ảnh hưởng tới làn da của họ. Ảnh: Trung Huỳnh



Theo ông Hưng, điểm yếu hiện nay mà body painting Việt Nam chưa làm được là việc xử lý tóc tai, vì màu acrylic chuyên dụng cho body painting gần như không bán ở Việt Nam. Các người mẫu hiện giờ giống như "xông mình" hoặc có thể họ chẳng biết gì về việc màu đang được sử dụng có thể ảnh hưởng tới làn da của mình. Ở Việt Nam, còn lấy cọ bôi, trong khi nước ngoài họ sử dụng súng phun màu.

Ngô Lực cho rằng trình diễn body painting chẳng có gì nguy hiểm vì nó cũng giống như một cuộc trình diễn thời trang.

Anh nói: "Ngay ở phương Tây, cũng không có chuyện ở tru‌ּồng chạy ra ngoài phố. Đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp chỉ có thể xét trong hoàn cảnh cụ thể. Giống như bạn không thể mặc comple ra ngoài bãi biển hoặc bikini đi dạo trên đường phố. Nhưng nếu chúng được điều kiện hóa, thì người ta vẫn có thể tạo ra một chương trình diễn bikini trên phố".

Vì vậy, theo họa sĩ này, body painting cần có một không gian trình diễn riêng với đầy đủ các nguyên tắc, quy định cho các chủ thể tham gia.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật