Mưa xuống là... run

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những mạng điện bùng nhùng trên đầu, nước ngập lênh láng dưới chân là nổi ám ảnh của người dân TP HCM mỗi mùa mưa đến.
Mưa xuống là... run
Điện giăng thành mạng nhện lộ thiên với những mối điện bị bung ra khỏi hộp bảo vệ là nỗi lo thường trực của người dân TP HCM.

Chỉ trong tháng đầu mùa mưa, TP HCM đã xảy ra hai cái chết oan uổng vì điện. Trong khi người dân đang “tê tê run run” trước cảnh tượng lộ thiên của các đường dây diện, thì các cơ quan quản lý nhì nhằng “đá bóng trách nhiệm”. 

Những nỗi ám ảnh

Cái chết oan uổng của công nhân Nguyễn Thị Bé (P.Tân Thuận Đông, Q.7) vì bị điện giật tại cổng nhà mới đây khiến người dân TP HCM nơm nớp sợ mỗi lần ra đường. Bởi điện chăng thành mạng nhện lộ thiên, với những mối điện bị bung ra khỏi hộp bảo vệ. Anh Đỗ Văn Hải (Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận) cho biết: “Mỗi lần ra đường là cứ phải né xa trụ điện, vì mùa mưa tình trạng rò điện tại các nguồn điện rất cao. Cứ như đến hẹn lại lên, mưa xuống là thành phố lại xảy ra những cái chết oan vì rò rỉ điện”.

Trong tâm trạng lo lắng khi nói về hiện tượng chập điện, ông Nguyễn Ngọc Ba (đường Hai Bà Trưng, Q.1) chỉ tay lên một hộp điện bị bung nắp, nói vừa rồi sau một cơn mưa, những hộp bảo vệ này bung ra gây chập điện, các tia lửa điện bắn tung tóe ngay trên đầu người đi đường. Chúng tôi liên tục kêu, sau đó điện lực cử nhân viên đến sữa chữa, nhưng không hiểu vì sao hộp bảo vệ vẫn bung ra. Ai đi qua khu vực này cũng sợ… xanh mặt”.

Không chỉ lo về nguồn điện rò rỉ, người dân còn đang phải đối mặt với họa chết người từ những cột điện cao thế ngã đỗ sau mưa. Cơn mưa ngày 15/7 mới đây đã kéo 11  trụ điện tại P.Tăng Nhơn Phú A, Q.9 ngã chỏng chơ. Sự việc trên đã làm cho người dân sống tại khu vực này vô cùng bức xúc và lo sợ. 

Chờ chết người rồi... đổ thừa!

Mặc dù hiểm họa chết người từ điện cứ tiếp diễn, nhưng việc phòng, chống, khắc phục sự cố gần như giậm chân tại chỗ. Còn khi hiểm họa xảy ra, các đơn vị liên quan lại lòng vòng đá quả bóng trách nhiệm. Cái chết của chị  Bé đến giờ vẫn chưa xác định trách nhiệm thuộc đơn vị nào.

Ông Huỳnh Văn Sơn, Chủ tịch UBND P.Tân Thuận Đông, Q.7, trình bày: “Chiếc bóng đèn là nguyên nhân gây rò rỉ điện dẫn đến cái chết của chị Bé không nằm trong danh sách quản lý chiếu sáng của khu vực”. Trong khi ông Nguyễn Bửu Minh, Phó Giám đốc Công ty điện lực Tân Thuận lại “đổ thừa”: “ Điện rò rỉ dẫn đến chết người này là do thiết kế sai kỹ thuật. Việc quản lý chiếu sáng này thuộc về phường Tân Thuận Đông, công ty không chịu trách nhiệm”(!)

Thiết kế, thi công và quản lý không an toàn là điều dễ nhận thấy. Vậy mà cơ quan quản lý cứ mãi đổ lỗi cho nhau. “Chúng tôi không hiểu tại sao mỗi ngày dân phải đối mặt với  hiểm nguy từ các nguồn điện, mà các đơn vị có trách nhiệm cứ chờ sự việc xảy ra rồi mới tìm nguyên nhân”, ông Nguyễn Hữu Lộc, cán bộ hưu trí phường Tân Thuận Đông bức xúc.

Theo ghi nhận, trên địa bàn TP HCM có rất nhiều điểm có hệ thống điện nằm trong diện nguy hiểm. Như khu vực đường Hai Bà Trưng (Q.1), mạng điện chằng chịt và rất nhiều hộp điện bị mất nắp mà không được gắn lại. Ở những điểm thường xuyên ngập khi mưa đến như đường Nguyễn Thái Bình, Âu Cơ, khu vực gần chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình), An Dương Vương (Q.6), Kinh Dương Vương (Q.11)....cũng là nơi tập trung nguy cơ mất an toàn về điện cao, do người dân câu, móc điện tạm bợ.

Ba tháng qua, TP HCM có ít nhất ba người chết vì sự cố điện: Tháng tư, một học sinh tiểu học bị điện giật chết tại máy ATM. Đầu tháng 6,  một thanh niênở Q.Bình Thạnh chết ngay tại nhà vì bị điện giật. Ngày  20/7, chị Nguyễn Thị Bé bị điện giật chết tại cổng nhà trọ khi đi làm về.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật