Con trai cõng mẹ trên lưng về nhà bỗng bị sét đánh chết, mẹ già không 1 giọt nước mắt lại.

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Con trai duy nhất của bà bị sét đánh chết giữa sân khi trên lưng còn cõng mẹ, ai cũng nói đứa con có hiếu nhưng người mẹ lại không hề hấn gì...
Con trai cõng mẹ trên lưng về nhà bỗng bị sét đánh chết, mẹ già không 1 giọt nước mắt lại.
Ảnh minh họa

Đã lâu lắm rồi người trong làng ít ai còn nhắc tới anh Nhâm, người bị sét đánh chết ngay giữa sân nhà mình mà trên lưng vẫn còn đang phải cõng mẹ già.

Cách đây vài năm, gia đình anh Nhâm vốn được người trong làng ngưỡng mộ bởi có vợ đẹp, mẹ già ăn ở hiền lành, anh lại là đứa con hiếu thảo nhất làng. Người ta dạy con cái là nói đến anh Nhâm như một tấm gương sáng để học tập. Vừa vất vả đi làm đêm hôm, về nhà còn thương vợ, chăm sóc mẹ già không một lời chê.

Nhìn bề ngoài anh Nhâm hiền lành, thật thà, cho dù ai trêu cũng không bao giờ giận giữ. Hơn nữa anh còn là người sống hòa thuận, bất kể hàng xóm có việc gì anh đều chủ động giúp đỡ. Thế nhưng chỉ có một điều đáng tiếc mà ai cũng nghĩ ông thiệt thòi đó là lấy vợ đã lâu mà chưa có con.

Trong những ngày tháng 7 mưa gió bất thường, đúng ngày trận mưa to nhất, sớm chớp ầm ầm làm rung chuyển một vùng. Bỗng nhiên một tia sét kinh thiên động địa, đánh đúng vào nhà anh Nhâm. Anh Nhâm bị sét đánh chết, lại còn bị sét đánh ngay giữa sân nhà. Và đều kì lạ khiến người ta cứ nhắc mãi đó là lúc ông bị sét đánh trên lưng vẫn cõng mẹ già, chỉ mình ông chết còn bà thì chỉ bị thương nhẹ ở đầu.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Ai cũng thấy hoang mang và bất ngờ trước cái chết của anh Nhâm thì mẹ anh lại thản nhiên không một lời kêu khóc thảm thiết nói rất đanh thép:

- Đánh chết nó thật là tốt biết mấy!

Câu nói ấy gây chấn động cả làng, mọi người có mặt tại nhà bà đều bàn luận sôi nổi: ‘Trên đời sao lại có người mẹ như kiểu bà ấy, hổ dữ khi đói còn không ăn thịt con nữa là con người? Anh Nhân đối xử với bà hiếu thảo như vậy, phụng dưỡng cung kính, thế mà bà lại nói ra toàn những lời tuyệt tình’.

Mọi người cứ bình phẩm vài ngày không hết : ‘ Có người con như anh Nhâm là hiếm, tôi còn thấy anh nấu cơm mang cho bà ăn. Tết nào cũng  thấy ông ấy mua áo mới cho bà rồi đưa bà ra ngoài đi dạo. Khi mưa to gió lớn sấm chớp ập tới, có lẽ ông ấy lo bà sợ hãi hoảng loạn, nên cõng bà trên lưng về nhà mình cho an toàn. Nói không chừng đợt sét đó là do ông gánh chịu thay bà!

- Không biết bà còn tình người nữa không mà một giọt nước mắt cũng không có.

Lời bàn tán và những ác ý mà người trong làng gán hết cho bà khiến. Chỉ có một câu nói cuối cùng bà đáp lại rằng :’ Dựa vào nó mà có hiếu sao, tôi chỉ biết con dâu mới là đứa có hiếu với mẹ nhất!’.

Hai năm sau khi bà qua đời, con dâu cũng đi lấy chồng khác và dọn khỏi ngôi nhà. Mọi người trong thôn đều bình luận: “Người phụ nữ này thật là bạc tình, chưa tới ba năm mà lại đi lấy chồng khác”.

Cứ nghĩ mọi chuyện sẽ kết thúc ở đây thì bất ngờ 1 ngày người, người họ hàng xa với anh Nhân trong làng nhận được bức thư tay mà vợ anh gửi về. Đọc xong nội dung thư ai nấy mới sừng sỡ thốt lên :”Thật không ngờ’.

Kỳ thực con người của anh Nhân trái hẳn với những gì mà mọi người nghĩ. Từng lời, từng chữ của người vợ như lý giải hết mọi thắc mắc mà người trong làng vẫn còn để bụng suốt 2 năm qua.

Ai cũng nghĩ anh Nhân thiệt thòi vì không có con, nhưng thực chất anh coi vợ mình như người giúp việc nhà mà ra ngoài lăng nhăng với người đàn bà khác rồi có con riêng. Khi muốn đưa về nuôi mà vợ không đồng ý mà ngày ngày đóng cửa đánh đáp, hành hạ. Vì không muốn mẹ già la hét cho hàng xóm, anh ta đã phải sửa căn nhà cũ trước kia cõng bà qua đấy ở để đánh vợ mỗi đêm.

Ảnh mang tính chất minh họa.

Những lần mọi người thấy anh ta đưa cơm cho mẹ toàn là cơm thừa canh cạn. Bao nhiều năm mẹ chồng nào có được ăn ngon bao giờ. Cái áo mặc mỗi dịp năm mới đó mọi người không để ý thấy nó giống nhau sao? Cứ mỗi năm Tết đến anh ta lại lấy ra mặc cho bà, rồi đưa bà đi ra ngoài một vòng. Về nhà bắt bà ấy cởi ra gấp gọn để vào tủ để lần sau mặc. Tôi và mẹ chồng đã từ lâu rồi không biết tới thế nào là một manh áo mới mỗi dịp Tết đến. Tiền anh ta làm ra  đều mang đi nuôi vợ bé, còn bảo tôi: ‘Loại gà không biết đẻ trứng như cô thì không đáng để mặc quần áo mới’.

Cái ngày anh ta bị sét đánh chết mà trên lưng vẫn cõng mẹ, ai cũng nghĩ rằng có hiếu nhưng thật ra anh ta chỉ muốn mẹ già chết càng sớm càng tốt. Cứ mỗi lần trời mưa to, sấm chấp anh ta lại cõng mẹ ra sân dầm mưa để sớm chết, nếu có bị sét đánh thì đánh trúng bà còn anh ta ở dưới chỉ bị thương thôi, có gì bà mẹ chịu hết. Thế nhưng hôm đó thật kì lạ, chính anh ta mới vị sét đánh chết khi vừa cõng mẹ ra sân, còn mẹ chồng thì chỉ bị thương nhẹ.

Đó là những gì mà mọi người trong làng biết được về cái chết của anh Nhân và những lời nói của bà mẹ già khi con trai bị sét đánh chết. Anh Nhân không hề hiếu thảo với mẹ như những gì mà mọi người nhìn thấy, tấy cả chỉ là vỏ bọc bên ngoài cho các danh hiệu ‘làm con phải có hiếu với cha mẹ’. Thật là đau lòng biết mấy.

Bài học cuộc sống:  Con người hiện nay đều nghĩ rằng hiếu thuận với cha mẹ chỉ đơn thuần là phụng dưỡng cha mẹ về vấn đề ăn uống sinh hoạt, trong khi chó và ngựa cũng được con người cho ăn chăm sóc. Nếu khi phụng dưỡng cha mẹ thiếu đi cái tâm cung kính tôn trọng kính ngưỡng với họ thì có khác gì so với nuôi chó nuôi ngựa trong nhà. Chính vì thế đạo làm con phải làm tròn chữ hiếu xuất phát từ tấm lòng đừng vì những vỏ bọc bên ngoài che lấp đi.

“Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội”

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật