Tiết lộ điều kiện Triều Tiên đưa ra để đàm phán với Mỹ

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
CHDCND Triều Tiên không đòi hỏi phải được công nhận là một cường quốc hạt nhân để bắt đầu các cuộc đàm phán, Nghị sĩ Duma Quốc gia Vitaly Pashin nói với Sputnik sau chuyến thăm Bình Nhưỡng.
Tiết lộ điều kiện Triều Tiên đưa ra để đàm phán với Mỹ
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.

Vào tháng 10, báo Nodon Synmun xuất bản một bài bình luận trong đó Triều Tiên đề xuất với Mỹ cùng chung sống  hòa bình sau khi công nhận tình trạng hạt nhân của nước này.

Theo lời ông Pashin, Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán nói chung và đối với CHDCND Triều Tiên, tình trạng nào cũng không quan trọng: cường quốc hạt nhân hay "nước sở hữu hạt nhân".

Ông nói thêm rằng, Triều Tiên đã đưa ra điều kiện của họ "vào sáng sớm lúc 2h30 một tên lửa được phóng ra, vượt 4,5 nghìn km".

Đồng thời, nghị sĩ nói rằng Bình Nhưỡng vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ chương trình hạt nhân. Theo Pashin, CHDCND Triều Tiên tin rằng họ ở trong tình thế buộc phải "hung hăng", còn các biện pháp chế tài chỉ làm cho đất nước  trở nên mạnh hơn.

CHDCND Triều Tiên tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng đạt tới bất cứ điểm nào ở Mỹ  bằng đầu đạn hạt nhân của mình, khi họ có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (MBE), Pashin thuật lại.

Với việc Triều Tiên tiến hành vụ thử vũ khí được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) tân tiến hơn, Trung Quốc đang chịu sức ép lớn phải áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế làm tê liệt Bình Nhưỡng, trong đó có việc cắt đứt nguồn cung dầu mỏ. Sau nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đối với Triều Tiên, Trung Quốc đã cam kết hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ cho Bình Nhưỡng.

Tuy vậy, ngày 29.11, đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley cho biết, trong cuộc điện đàm, Tổng thống Donald Trump đã kêu gọi người đồng cấp Trung Quốc cắt nguồn cung dầu mỏ cho Triều Tiên.  Việc cắt đứt hoàn toàn nguồn cung dầu mỏ sẽ là một bước đi quyết liệt.

Cộng đồng quốc tế không còn nhiều thời gian để đối phó với Triều Tiên. Song đó không phải lý do để hấp tấp đưa ra các biện pháp mà không đưa ra đánh giá toàn diện về tác động tiềm tàng của những biện pháp này. Vấn đề đầu tiên cần cân nhắc là tác động trực tiếp của biện pháp này tới chương trình vũ khí và hạt nhân của Triều Tiên.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7759
  1. Tàu Triều Tiên dồn dập vào biển Nhật: tàu cá hay tàu gián điệp?
  2. Hàng không Singapore đổi đường bay để tránh tên lửa Triều Tiên
  3. Chuyên gia tiết lộ khả năng ngụy trang đáng gờm của tên lửa Triều Tiên
  4. Tên lửa Triều Tiên đủ sức đánh lừa hệ thống phòng thủ của Mỹ?
  5. Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên: Nhật Bản ra thêm nghị quyết lên án
  6. Phó tổng thư ký LHQ đến Triều Tiên giữa căng thẳng
  7. Mỹ có chặn nổi tên lửa Triều Tiên?
  8. Bán đảo Triều Tiên lại tăng nhiệt
  9. Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn
  10. Ông Kim Jong-un bất ngờ trấn an thường dân sau vụ phóng tên lửa
  11. Phi hành đoàn Cathay nhìn thấy ‘tên lửa Triều Tiên’ bay qua máy bay
  12. Mỹ - Hàn tập trận không quân lớn bất chấp Triều Tiên đe doạ
  13. Thượng viện Nhật Bản lên án gay gắt vụ Triều Tiên phóng tên lửa
  14. Phi hành đoàn Cathay Pacific ‘nhìn thấy’ tên lửa Triều Tiên rơi
  15. Mọi tính toán của Mỹ bị “vô hiệu hóa” sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
  16. Thượng viện Nhật thông qua nghị quyết lên án Triều Tiên phóng tên lửa
  17. Kinh tế Triều Tiên còn lại gì để Trump trừng phạt?
  18. Anh: Kịch bản Nga can thiệp quân sự ở Triều Tiên
  19. Tên lửa “quái vật” của Triều Tiên bị nghi phát nổ khi hồi quyển
  20. Triều Tiên đe dọa chiến tranh hạt nhân trước thềm tập trận Mỹ - Hàn
  21. Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên
  22. Khủng hoảng Triều Tiên: Đã đến lúc cần chấm dứt những lời lẽ đe dọa
Video và Bài nổi bật