Lựa chọn của Mỹ sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” mới đây có bài viết về các kịch bản có thể xảy ra sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, trong đó hạ thấp khả năng xảy ra leo thang quân sự dù Mỹ nhiều lần tuyên bố đặt giải pháp này lên bàn cân.
Lựa chọn của Mỹ sau vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên
Triều Tiên khẳng định Hwasong-15 là tên lửa mạnh nhất từ trước tới nay của nước này.

Triều Tiên đã phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới Hwasong-15 (ICBM) hôm 29/11 vừa qua. Đây là lần đầu tiên Triều Tiên phóng thành công một ICBM vào mùa Đông năm nay. Sau vụ phóng tên lửa này, Chính phủ Triều Tiên đã ra tuyên bố nhấn mạnh rằng "Hệ thống vũ khí ICBM Hwasong- 15 là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được gắn đầu đạn hạt nhân cực lớn, theo đó có khả năng tấn công toàn bộ lục địa của nước Mỹ”. Các chuyên gia về tên lửa của Mỹ và Hàn Quốc nhận định rằng tuyên bố trên là đáng tin cậy bởi nếu bay theo quỹ đạo tiêu chuẩn, tên lửa này sẽ có tầm bắn khoảng 13.000 km và trở thành tên lửa có tầm bắn xa nhất của Bình Nhưỡng tính tới thời điểm hiện tại. Chuyên gia cho rằng vụ phóng thử Hwasong-15 là nhằm giành được sự công nhận của quốc tế đối với Triều Tiên trong việc không chỉ tăng cường sức mạnh trong lĩnh vực hạt nhân, mà còn trên cả bàn đàm phán.

Thực tế cho thấy tên lửa này đã không nhằm vào đảo Guam hay đảo Hawaii, mà thay vào đó là rơi xuống gần một số hòn đảo ngoài khơi Nhật Bản, qua đó có thể thấy rằng Triều Tiên không có ý khiêu khích quá đáng đối với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, vụ phóng thử Hwasong-15 vẫn đang gây leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên. Hiện Washington đang cân nhắc áp dụng các biện pháp quân sự.

Theo bài báo, Tổng thống Trump vẫn còn hoài nghi liệu Trung Quốc - nước có ảnh hưởng lớn nhất đối với nền kinh tế Triều Tiên - có áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên hay không. Do đó, Washington sẽ tiếp tục hình thành các liên minh Mỹ-Nhật, Mỹ-Hàn để áp đặt các lệnh trừng phạt và gây sức ép tối đa với Triều Tiên, cả trong các biện pháp răn đe hạt nhân lẫn ngăn chặn thông thường.

Ngoài ra, Mỹ cũng có ý đồ kích động một sự phong tỏa hải quân, theo đó bán đảo Triều Tiên sẽ bất ngờ biến thành một khu vực xung đột quân sự. Việc cắt đứt hoạt động vận chuyển hàng hải trên tuyến đường thương mại của Triều Tiên sẽ là "con dao hai lưỡi". Mặc dù động thái này sẽ chặn đứng kênh thông thương mà Triều Tiên đang thu được ngoại tệ nhờ nghiên cứu và phát triển các tên lửa hạt nhân, song các cuộc xung đột có thể phát sinh nếu Mỹ tích cực rà soát các tàu thuyền của Triều Tiên. Nếu các xung đột này leo thang thành hành động trả đũa, nhiều khả năng sẽ nổ ra một cuộc chiến tranh tổng lực.

Mặc dù Mỹ luôn tuyên bố rằng một cuộc tấn công phủ đầu đang được cân nhắc, song dường như Washington sẽ không hiện thực hóa điều này bởi nguy cơ nổ ra một cuộc chiến tranh là quá cao. Trong một thông cáo được đưa ra ngay sau khi Triều Tiên tiến hành vụ phóng tên lửa mới nhất, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson từng tuyên bố Mỹ vẫn cam kết tìm kiếm một lộ trình hòa bình để phi hạt nhân hoá bán đảo Triều Tiên, cũng như nhằm chấm dứt các hành động hiếu chiến của Bình Nhưỡng. Mặc dù nhiều khả năng Mỹ sẽ không ký một hiệp định hòa bình với Triều Tiên và không rút lực lượng Mỹ khỏi Hàn Quốc, song Cơ quan Nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ (CRS), trong một báo cáo chính sách công bố hồi tháng 11/2017, đã đề xuất về lựa chọn rút quân Mỹ khỏi Hàn Quốc.

Theo ước tính, trong vài tháng tới, Triều Tiên sẽ có thể gắn đầu đạn hạt nhân thu nhỏ vào một tên lửa. Sau đó, Triều Tiên có thể thực sự đe dọa lục địa Mỹ và đòi hỏi các cuộc đàm phán theo đuổi lâu nay về giải trừ vũ khí. Tên lửa đạn đạo Nodong, có tầm bắn tới cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản, cũng có thể được trang bị các đầu đạn hạt nhân nhằm đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở hai nước nói trên. Hiện Triều Tiên vẫn đang nắm giữ đòn bẩy với mối đe dọa thử bom Hydro và tiến hành thử hạt nhân thứ 7 ở Thái Bình Dương. Mọi thứ bây giờ phụ thuộc vào việc Mỹ và Hàn Quốc phản ứng như thế nào. Khi Mỹ tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Triều Tiên, khả năng một loạt vụ thử hạt nhân mới của Bình Nhưỡng cũng sẽ gia tăng.

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7759
  1. Hàng không Singapore đổi đường bay để tránh tên lửa Triều Tiên
  2. Chuyên gia tiết lộ khả năng ngụy trang đáng gờm của tên lửa Triều Tiên
  3. Tên lửa Triều Tiên đủ sức đánh lừa hệ thống phòng thủ của Mỹ?
  4. Vụ phóng tên lửa của Triều Tiên: Nhật Bản ra thêm nghị quyết lên án
  5. Phó tổng thư ký LHQ đến Triều Tiên giữa căng thẳng
  6. Mỹ có chặn nổi tên lửa Triều Tiên?
  7. Bán đảo Triều Tiên lại tăng nhiệt
  8. Thế giới lo ngại về cuộc tập trận quy mô khủng Mỹ - Hàn
  9. Ông Kim Jong-un bất ngờ trấn an thường dân sau vụ phóng tên lửa
  10. Phi hành đoàn Cathay nhìn thấy ‘tên lửa Triều Tiên’ bay qua máy bay
  11. Mỹ - Hàn tập trận không quân lớn bất chấp Triều Tiên đe doạ
  12. Thượng viện Nhật Bản lên án gay gắt vụ Triều Tiên phóng tên lửa
  13. Phi hành đoàn Cathay Pacific ‘nhìn thấy’ tên lửa Triều Tiên rơi
  14. Mọi tính toán của Mỹ bị “vô hiệu hóa” sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên
  15. Thượng viện Nhật thông qua nghị quyết lên án Triều Tiên phóng tên lửa
  16. Kinh tế Triều Tiên còn lại gì để Trump trừng phạt?
  17. Anh: Kịch bản Nga can thiệp quân sự ở Triều Tiên
  18. Tên lửa “quái vật” của Triều Tiên bị nghi phát nổ khi hồi quyển
  19. Triều Tiên đe dọa chiến tranh hạt nhân trước thềm tập trận Mỹ - Hàn
  20. Nga sẵn sàng nếu xảy ra chiến tranh Triều Tiên
  21. Khủng hoảng Triều Tiên: Đã đến lúc cần chấm dứt những lời lẽ đe dọa
Video và Bài nổi bật