Giáo viên vui mừng khi lương sẽ cao bằng bác sĩ, giáo sư

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
“Có phải mơ không?”, “đương nhiên là quá vui mừng”, “cần phải như thế”… là phản ứng của giáo viên trước đề xuất mang tính đột phá của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), khi đề nghị xếp lương của nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Giáo viên vui mừng khi lương sẽ cao bằng bác sĩ, giáo sư
Giáo viên mong mỏi tăng lương, để có thêm động lực cống hiến. Ảnh: Hải Nguyễn

Nhà giáo sẽ sống được bằng lương?

Câu hỏi “Bao giờ giáo viên sống được bằng lương?” không chỉ là trăn trở của đội ngũ giáo viên, mà còn là vấn đề lớn để thu hút học sinh giỏi “đầu quân” vào ngành sư phạm.

Xác định giáo viên là nhân tố quan trọng trong việc đổi mới giáo dục, Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ vừa trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục với nhiều thay đổi quan trọng.

Tại Điều 81 dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi, Bộ GDĐT đề xuất: "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.

Hiện nay, theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp (Nghị định 204 năm 2004) đang có 12 bậc lương. Mức cao nhất là lương viên chức loại A3 nhóm 1, bao gồm kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, huấn luyện viên, giáo sư, giảng viên… cao cấp, có hệ số từ 6.2 đến 8.0.

 Mức lương khởi điểm mà giáo viên đang được hưởng. 

Nếu lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, tức là có thể hưởng lương tương đương với nhóm các bác sĩ, dược sĩ cao cấp, ngoài ra còn có thêm các phụ cấp thâm niên, ưu đãi khác.

“Như vậy, giáo viên chúng tôi có cơ hội sống được bằng lương rồi. Rất mong Dự thảo Luật được thông qua để giáo viên có thêm động lực cống hiến” - là mong mỏi của cô Đỗ Thu Vân (giáo viên mầm non ở Thanh Trì, Hà Nội) và rất nhiều giáo viên khác.

Cần ủng hộ

Chia sẻ về đề xuất tăng lương giáo viên của Bộ GDĐT, Giáo sư-viện sĩ- Nhà giáo Nhân dân Phạm Minh Hạc cho rằng, đây là một chính sách hết sức nhân văn và cần được ủng hộ.

“Chỉ rất ít thầy cô có thu nhập nhờ việc dạy thêm, còn đa phần giáo viên ở nông thôn, miền núi có đời sống khó khăn. Giá cả mỗi ngày một tăng, thầy cô phải làm thêm rất nhiều nghề để có thể trang trải cuộc sống. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chuyên môn” - GS Phạm Minh Hạc chia sẻ.

“Lấy tiền ở đâu để tăng lương cho giáo viên?”, trả lời câu hỏi này, GS Phạm Minh Hạc cho rằng: “Nếu việc tăng lương được Chính phủ và Quốc hội thông qua sẽ tạo phấn khởi lớn trong toàn ngành giáo dục. Còn việc lấy tiền ở đâu thì các cấp trung ương phải xem xét...

Sắp tới, giáo viên sẽ đảm nhận trọng trách rất nặng nề trong việc thực hiện đổi mới giáo dục. Lương thấp, không thể đòi hỏi giáo viên phải cống hiến hết mình, chất lượng giáo dục như xã hội mong muốn”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật