Dự phòng rủi ro đang ‘bào mòn’ lợi nhuận ngân hàng

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Mặc dù kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hầu như khá tốt, lợi nhuận thuần tăng nhưng chi phí dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận trước thuế cũng khiêm tốn.
Dự phòng rủi ro đang ‘bào mòn’ lợi nhuận ngân hàng
Nợ xấu của MBBank chủ yếu tăng ở các nhóm 4, 5 (đòi hỏi trích lập 100% dự phòng)

Tính đến điểm hiện tại đã có nhiều ngân hàng thương mại công bố báo cáo tài chính quý 3/2017. Điều đáng chú ý, trong 9 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của nhiều ngân hàng bị bào mòn mạnh bởi chi phí dự phòng rủi ro.

Có thể thấy, phần lớn doanh thu và lợi nhuận của các nhà băng đã công bố kết quả kinh doanh phần lớn chủ yếu vào nguồn tăng trưởng tín dụng ấn tượng. Tuy nhiên, cùng với niềm vui đó thì "sức khỏe" của các ngân hàng vẫn phụ thuộc phần lớn vào việc có xử lý và kiềm chế được nợ xấu đang có nguy cơ tăng nhanh trong hệ thống hay không. Mối lo này hoàn toàn có cơ sở, bởi hầu một số ngân hàng đều đã tăng mức trích lập dự phòng trong 9 tháng đầu năm. 

Cụ thể, đến hết cuối quý 3/2017, tổng giá trị dự phòng rủi ro tính đến 30/9/2017 của 24 ngân hàng là 58.063 tỷ đồng bằng 77% tổng số dư nợ xấu là 75.140 tỷ đồng. Đối với BIDV, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng vọt hơn 51%, từ hơn 6.900 tỷ đồng lên 10.500 tỷ đồng. Vì vậy, chi phí dự phòng rủi ro tăng hơn 70% đã bào mòn phần lớn lợi nhuận. BIDV luôn giữ vị trí quán quân trích lập dự phòng trong những năm gần đây, do nợ nhóm 5 tăng. 

Con số dự phòng tại Vietcombank và VietinBank cũng đã vượt quá cả số dư nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5. Đặc biệt, đối với Vietcombank mức dự phòng vượt trội hơn 4.000 tỷ đồng trong khi ngân hàng này đã không còn nợ xấu tại VAMC. Điều này đồng nghĩa với việc trong trường hợp dùng dự phòng để xóa nợ xấu thì Vietcombank vẫn có thêm hơn 4.000 tỷ lợi nhuận, đó là chưa kể ngân hàng đã trích lập 4.500 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.

Một nhà băng khác cũng có mức trích lập dự phòng rủi ro cao là Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank), lên đến 1.799 tỷ đồng sau 3 quý đầu năm, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (9 tháng đầu năm 2016, dự phòng rủi ro MBBank phải trích là 1.162 tỷ đồng). Tính đến ngày 30/9, nợ xấu của ngân hàng này ở mức 1,33%, tăng 0,4% so với thời điểm cuối năm 2016 (ở mức 0,9%).

Nhưng điều đáng nói là, nợ xấu của MBBank chủ yếu tăng ở các nhóm 4, 5 (đòi hỏi trích lập 100% dự phòng). Cụ thể, nợ xấu nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 34,8%, ở mức 642 tỷ đồng; nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) ở mức 986 tỷ đồng, tăng 60,5% so với cuối năm 2016.

Do đó, lợi nhuận trước thuế của MBBank quý III/2017 chỉ đạt mức 1.477 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đạt 4.002 tỷ đồng.

Sắp hết năm 2017, bức tranh nợ xấu đang đặt ra khá nhiều thách thức cho toàn hệ thống ngân hàng. Một mặt nhà băng phải "chạy đua” để đạt mức tăng trưởng tín dụng mục tiêu, một mặt phải "hãm" nợ xấu đang có nguy cơ gia tăng. 

Việc các ngân hàng tăng trích lập dự phòng rủi ro là do đang chạy đua bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng (VAMC). Giới tài chính thường coi phần dự phòng rủi ro như "của để dành" của ngân hàng. Tuy nhiên, trích lập dự phòng quá nhiều đồng nghĩa với tỷ lệ tài sản rủi ro hoặc nợ xấu của ngân hàng tăng cao là một lời cảnh báo về chất lượng tài sản, lợi nhuận trong tương lai.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật