Nhập khẩu chững lại – Trung Quốc trở về con đường cũ?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Thặng dư thương mại của Trung Quốc trong tháng 6 gia tăng chắc chắn sẽ khiến vấn đề định giá đồng Nhân dân tệ (NDT) trở thành tiêu điểm. Nếu lúc này thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng, sẽ lại là điều không tốt đẹp gì, bởi vì tuần trước, Bộ Tài chính Mỹ vừa mới đồng ý không coi Trung Quốc là nước thao túng ngoại tệ. Nhưng liệu Bắc Kinh có thật sự lại trở về con đường cũ, nỗ lực thực hiện thặng dự thương mại trong tháng đạt tới 20 tỷ USD hay không?
Nhập khẩu chững lại – Trung Quốc trở về con đường cũ?
Ảnh minh họa

Lời giải thích này có lẽ rất đơn giản, nhưng rất khó biện minh. Trên thực tế, các số liệu này đã lộ rõ vấn đề lớn hơn mà phía Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt.

Muốn lý giải những số liệu này, thì phải quan tâm ít hơn đến các số liệu xuất khẩu và phải đặt tình hình xuất khẩu vào hoàn cảnh lớn để suy xét khi mà gần đây Trung Quốc mới tung ra một gói kích cầu với quy mô lớn.

Cách đây một năm rưỡi, Bắc Kinh vẫn được đánh giá cao về các biện pháp kích thích kinh tế với quy mô lớn, khi đó, nền kinh tế thế giới đang nỗ lực đối phó với sự sụp đổ tín dụng sau khi ngân hàng Lehman Brothers phá sản.

Quy mô các biện pháp kích thích của Trung Quốc vừa lớn lại vừa nhanh. Phần lớn khoản vay của các ngân hàng đều đổ vào hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng và đầu tư bất động sản, một phần khác không nằm trong lĩnh vực thuộc đối tượng bơm vốn của gói kích cầu. Nhưng khi đó, toàn cầu không có mấy bất đồng ý kiến về việc này, cho nên Trung Quốc hầu như đã dựa vào nguồn lực tài chính của mình để khôi phục giá cả hàng hóa, xuất khẩu tại khu vực. Hơn nữa, cùng với việc Bắc Kinh lại một lần nữa đạt tăng trưởng GDP ở hai con số đã khiến toàn cầu cảm thấy kinh ngạc.

Trong năm 2010, phía Bắc Kinh cũng giống như nhiều nước khác bắt đầu thu hồi các biện pháp kích thích, vì thế các số liệu gia tăng trước đó sẽ xuất hiện sự suy giảm xem ra cũng là điều không thể tránh khỏi.

Kim ngạch nhập khẩu thường được coi là một chỉ số của tiêu dùng nội địa, nhưng đối với Trung Quốc, đầu tư vào tài sản cố định mới là một tiêu chuẩn đo tốt hơn, do đó nó đã chiếm vị trí chủ đạo – khoảng 2/3 GDP. Số liệu tháng 5 cho thấy, biên độ tăng của các hoạt đông đầu tư tài sản cố định chững lại, và tại Trung Quốc, điều này đồng nghĩa, nhập khẩu cũng sẽ chậm lại, thặng dư thương mại sẽ theo đó mà tăng.

Nhập khẩu tháng 6 giảm từ 48,3% của cùng kỳ tháng trước xuống còn 34,1%, từ đó, khiến thặng dư thương mại phình to. Xuất khẩu tăng 43,9% so với cùng kỳ, nhưng kim ngạch xuất khẩu tháng 6 chỉ tăng nhẹ so với tháng 5, chỉ từ 136 tỷ USD tăng lên 137,3 tỷ USD.

Điều có khả năng lớn nhất đó là, lần chững lại này phản ánh việc chính phủ tung ra các biện pháp hành chính nhằm khống chế đầu cơ vào bất động sản và xây dựng cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn như, lượng nhập khẩu quặng sắt và đồng giảm trong tháng thứ 3 liên tiếp.

Có quan điểm cho rằng, muốn thực hiện được sự cân bằng thương mại, Trung Quốc cần phải thúc đẩy nhu cầu nội địa, chứ không phải là nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Tuy nhiên, điều này sẽ mất khá nhiều thời gian, hơn nữa phải tiến hành cải cách cơ cấu với quy mô lớn, nhằm suy yếu đi vai trò chủ đạo của chính phủ trong nền kinh tế và thúc đẩy nhu cầu nội địa. Có lẽ việc nâng mức lương tối thiểu cho các công nhân trong thời gian gần đây là một sự khởi đầu.

Tiếp tục xây dựng rầm rộ, bắc cầu mở đường tại các nơi trên cả nước dường như không còn là một cách để giải quyết. Thói quen sở hữu nhiều căn nhà trống để làm vật đầu tư của người Trung Quốc đối với sự vận hành của nền kinh tế là một phương thức mang lại hiệu quả thấp.

Thông thường mọi người không mấy quan tâm đến việc khoản vay kích thích của các ngân hàng sẽ có hiệu quả như thế nào. Điều này khiến mọi chuyện trở nên mơ hồ. Một nhân tố khác khiến sự việc phức tạp hóa đó là, kích thích chi tiêu dẫn đến bong bóng bất động sản.

Cơ quan tư vấn Capital Economics tại London dự đoán, các cơ quan đầu cư của chính phủ đầu tư vào bất động sản Trung Quốc sẽ đứng trước nguy cơ phá sản, năm ngoái đa số các khoản vay mang tính kích thích của các ngân hàng trị giá khoảng 1400 tỷ USD đều giải ngân cho các cơ quan đầu tư này.

Theo Capital Economics, gần đây các cơ quan giám sát khối ngân hàng đã đưa các biện pháp, yêu cầu các cơ quan vay vốn từ chối cung cấp tín dụng cho các công ty, điều này đồng nghĩa, rất nhiều công ty sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Tháng 6, Ủy ban giám sát Trung Quốc yêu cầu thắt chặt tín dụng, khiến rủi ro của ngành bất động sản gia tăng.

Nếu lệnh này của Ủy ban giám sát khối ngân hàng được thi hành, họ dự đoán, các cơ quan đầu tư này hoặc sẽ phá sản, khiến các ngân hàng rơi vào các khoản nợ xấu, hoặc sẽ phải cần đến bàn tay cứu trợ của chính phủ Trung Quốc. Bất luận kết quả như thế nào, tình trạng hỗn loạn này cuối cùng vẫn phải cần phía Bắc Kinh xử lý.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật