43 game online trong nước được liệt vào danh sách đen

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
43 game online được liệt vào danh sách “đen” vì có tính B.L, kích dục, cờ bạc…đang có nguy cơ bị cấm rất cao, đe dọa sự phát triển của thị trường game online Việt Nam trong thời gian tới.
43 game online trong nước được liệt vào danh sách đen
Ảnh minh họa

Tại kỳ họp thứ 18 HĐND TP.HCM khóa VII, Giám đốc sở thông tin – truyền thông (TT-TT), ông Lê Mạnh Hà đánh giá có 43 trò chơi trực tuyến (chiếm 66%) mang tính B.L được cấp phép, gây nhiều tác hại cho người chơi như tính B.L, cờ bạc, khiêu dâm, kích dục, tính gây nghiện…khiến cộng đồng game thủ lo lắng.

Trước thông tin cho rằng ngành trò chơi trực tuyến mang lại hàng chục triệu USD danh thu mỗi năm thì đại biểu Nguyễn Văn Bạch cùng Giám đốc sở TT-TT, Lê Mạnh Hà đều nhấn mạnh rằng ngân sách nhà nước không cần thu những đồng tiền từ các cháu thiếu nhi thoái hóa về nhân cách sinh ra tệ nạn trộm cắp hay từ việc trẻ em nhịn ăn sáng…Cùng với đó là những đề nghị cho địa phương có quyền đình chỉ hoạt động khi phát hiện trò chơi có tác động xấu đến xã hội như gây nghiện, B.L…Đề xuất biện pháp xử lý 43 game online được sở đánh giá là mang tính B.L, khiêu dâm và yêu cầu sở TT-TT TP trình đề án quản lý game online để HĐND TP quyết định, không để buông lỏng quán lý về lâu về dài.


Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo bức xúc khi nói về tác hại của game B.L - Ảnh: M.Đ

Những đề xuất trên của sở TT-TT đã khiến cộng đồng game thủ Việt hết sức ngỡ ngàng. Thị trường game online Việt Nam chưa có nhiều game được phát hành, trong khi đó sở lại yêu cầu “xử lý” 43 tựa game mang tính B.L, khiêu dâm…đã chiếm hầu hết “toàn bộ” game đang có mặt trên thị trường hiện nay. Phần lớn game thủ nghĩ tới viễn cảnh tương lai của mình sẽ quay lại thời kỳ ném lon, bắn bi…hoàn toàn lành mạnh! Trong khi các NPH game trong nước đang phải đối mặt với việc có thể bị buộc đóng cửa bất kỳ 1 sản phẩm game online nào đang phát hành trên thị trường.

Game online và những sự nhận định “khủng khiếp”

Trong buổi chất vấn, đại diện các cơ quan ban ngành đã có những nhận định về game online quá “khủng khiếp” khi đánh giá đến 66% game gây nhiều tác hại cho người chơi. Tuy nhiên, hầu hết game online đang được phát hành tại Việt Nam đều đã được qua cấp phép, được thẩm định về tính B.L, khiêu dâm…trước khi chính thức ra mắt cộng đồng. Cùng với đó là hạn chế đến mức tối đa những hiệu ứng khi đánh quái, hệ thống trang phục, đặc biệt là các game MMOFPS đã phải thay đổi màu máu đỏ sang trắng sữa để tránh yếu tố B.L, máu me. Nhưng trong tình hình khi luôn luôn bị “bới lá tìm sâu” thì lá chắn “thể thao điện tử” của MMOFPS sẽ không còn tác dụng.

Sự đe dọa lớn đối với nền game nước nhà

Là tựa game đầu tiên do Việt Nam sản xuất, Thuận Thiên Kiếm đang đứng trước nguy cơ bị “xử lý” vì mang những tính chất gây hại mang tính B.L như đánh quái, giết quái và có những hình ảnh nền “không kín đáo”. Theo nhận định của nhiều game thủ thì Thuận Thiên Kiếm sẽ được liệt vào danh sách “đen” 43 game mà sở TT-TT nói tới. Lo lắng hơn nữa khi đây là game đầu tiên làm bước đệm cho sự phát triển của ngành công nghiệp tự sản xuất game của Việt Nam.


Thuận Thiên Kiếm có những hình ảnh chờ “không kín đáo”.

Tương lai nào cho thị trường game online Việt?

Theo như tranh luận trong buổi họp thì sắp tới có thể sẽ là những tháng ngày khó khăn dành cho các NPH game. Khi 43 tựa game bị xử lý cũng là lúc game thủ dự đoán cho một tương lai “màu xám” của thị trường game online Việt Nam. Rồi đây các NPH sẽ làm thế nào để bảo đảm doanh thu cho công ty và game thủ có còn tâm huyết với các tựa game đơn giản, không mang tính B.L hay sẽ dạt ra các server nước ngoài?

Game thủ roamer nêu ra nhiều vấn đề thắc mắc: “Ra luật để quản lý thì chả có vấn đề gì, nhưng luật có phù hợp hay không, có quản lý được hay không và có được kiểm tra thi hành hay không mới là chuyện đáng bàn. Chưa rõ thực hư ra sao, nhưng theo một số nơi đưa tin cấm tất cả game B.L và khiêu dâm, vậy game thế nào là B.L và khiêu dâm? Mặc hơi hở 1 tí là khiêu dâm? Vậy thì nên cấm cả mặc quần áo hở rốn, phô cả nội y ra đường.

Độ tuổi bị cấm là bao nhiêu cho từng loại game? Cấm tất cả từ trẻ mẫu giáo cho tới người về hưu? Nếu không thì cách quản lý độ tuổi như thế nào? Giới hạn giờ chơi? 3 tiếng 1 ngày? OK, chẳng vấn đề gì. Nhưng quản lý như thế nào? Hay lại cũng như giới hạn 5 giờ trước đây, ra luật rồi để đó? Thế thì hiệu quả của nó ai cũng thấy.

Báo giới và truyền thông, thay vì tích cực đưa những thông tin về cách phân loại game, độ tuổi phù hợp với từng loại game, hướng dẫn cho các bậc phụ cách kiểm tra con mình đang chơi game gì, có phù hợp hay không thì lại toàn đưa những tin giật gân kiểu: "Học sinh bỏ học, bắt cóc tống tiền vì game", "giết người yêu vì game" (chả biết có phải vì game thật không hay vì người yêu ngoại tình, cứ thấy nó có chơi game là giật tít)...để xã hội dân lên 1 làn sóng "cấm, cấm, cấm" đối với game. Vơ đũa cả nắm, các bậc phụ huynh lo sợ nhìn game như người ta sợ cúm H5N1 trước đây”.

Game thủ thienhavotranh chia sẻ: “Chân lý không nằm ở sách vở hay lý thuyết, nó nằm ở trong lòng người. Lòng người thuận theo, thì đó là chân lý. Bất cứ lời lẽ, nhận định, ý kiến, hay cả văn bản luật pháp nào, mà không thuận lòng người, không được số đông thụ hưởng hay chịu tác động từ đó ủng hộ, thì đều là ngược với chân lý. Đòi hỏi tìm kiếm chân lý với 1 mảng hoạt động xã hội và giải trí, là không tưởng.

Ở đây chúng ta chỉ có thể góp ý kiến với nhau, rằng nên nhìn nhận vấn đề quản lý game ra sao để có hiệu quả cao nhất. Nó gồm 3 mặt:

1/ Nhà quản lý kiểm soát được hành vi của cộng đồng xã hội, hạn chế cái tiêu cực, khích lệ cái tích cực, ủng hộ cái tốt, gạt bỏ cái xấu, tạo được dư luận đúng cho cộng đồng hướng theo.

2/ Nhà phát hành điều chỉnh được phương pháp, chiến lược và lộ trình kinh doanh, vừa có lợi nhuận vừa gắn chặt trách nhiệm cộng đồng, chia sẻ những trách nhiệm đi đôi với quyền lợi 1 cách hợp pháp.

3/ Cộng đồng, trong đó đối tượng thụ hưởng chính là các game thủ, có được những điều kiện hưởng thụ tốt nhất, cùng với trách nhiệm điều chỉnh hành vi nhận thức đúng với chiều hướng và mục tiêu mà nhà quản lý nhà phát hành đưa ra, không biến thiên các hoạt động trong đó theo chiều hướng cực đoan, sai lệch và gây nguy hiểm cho xã hội.

Các văn bản luật, hay ý kiến góp ý của xã hội, từ 3 mặt này là bình đẳng như nhau và được quyền xem xét như nhau. Không thể đổ cho 1 chiều này là tốt và chiều kia là xấu. Quan trọng hơn, không thể lấy 1 định kiến nào đó trong 1 nhóm cụ thể của 3 mặt trên làm nền tảng để quy chụp hành vi 2 nhóm còn lại và nhất là tạo dư luận với chủ đích gây lệch lạc, hiểu lầm về hành vi của 2 nhóm kia. Một khi quyền lợi và trách nhiệm của 1 trong 3 nhóm không bảo đảm, thì đều gây ra hiệu quả kém”.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật