Mệt vì nắng, tủi vì con

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Không chỉ lo lắng cho con cái làm bài ra sao trong kì thi đại học mà một số bậc làm cha mẹ còn tủi thân vì những đứa con vô tâm đôi khi khiến cha mẹ buồn.
Mệt vì nắng, tủi vì con
Con gái khiến chị cảm thấy buồn.

Chỉ mong, những sĩ tử ngoài nỗi lo về bài vở, còn hiểu được tâm trạng những người làm cha mẹ!“Mẹ thích thì đi mà ăn!”

Đang vào mùa khách vậy mà chị Ngoan phải tạm đóng cửa để đưa con đi thi đại học. Nhà neo người, chồng chị lại đang công tác ở xa, nên không thể “phó mặc” con cho ai, “huống hồ lại là chuyện thi cử cả đời”.

Tuy chỉ có mấy ngày thi nhưng với chị Ngoan, đó quả là một vấn đề nan giải. Lạ nước lạ cái, chi phí đắt đỏ, mất khách vì cửa hàng đóng cửa, mà cái gì cũng đắt, giá cả những ngày này cứ tăng vùn vụt.

Ra thành phố trước hai hôm con thi, chị phải chật vật hỏi han nhờ vả mấy em thanh niên tình nguyện mãi mới tìm được chỗ trọ vừa phải. Tuy hơi đông, nóng, và bí bách nhưng còn hơn là không có một chỗ để tá túc. Nếu muốn thoải mái thì thuê riêng một phòng nhưng chị nào có kham nổi.

Đưa con đi thi, chị suốt ngày quanh quẩn trong căn phòng 12m2 mà có đến bốn người ở. Con thì cả ngày cứ “vùi đầu vào sách, đến giờ thì ăn, xong lại đọc”, chị thấy tù túng vô cùng.

Ngán cảnh chật hẹp, chị “hỏi han” tìm đường đi mua đồ ăn cho con. Phải đi khá xa mới mua được món mà con thích lại đảm bảo vệ sinh, tuy hơi mệt một chút nhưng chị thấy  rất vui.

Về đến nhà, nóng, bốn con người chung một cái quạt, chị không kịp nghỉ vội vàng "bày đồ ra", nhưng “nó nhất định không ăn”, chị đành phải nịnh con:

-Con ăn đi rồi học, để lấy sức mà thi, cũng nên nghỉ ngơi tí cho đầu óc nó thoải mái. Nghỉ đi, ăn chút gì rồi học tiếp.

Nhà neo người, chị phải đóng cửa hàng đưa con đi thi (Ảnh minh họa)

“Nịnh như nịnh đầm”, vậy mà con vẫn không ăn, cứ “mẹ để đó, chốc con ăn”. Chị đành im lặng. Con không ăn, mẹ ăn sao được, chị lại lúi húi cất đồ và “về chỗ của mình”.  Đầu giờ chiều rồi mà vẫn không thấy con “động tĩnh gì”, sợ con đói, nhỡ mai không đảm bảo sức khỏe được thi nguy hiểm, chị lại lôi đồ ăn ra và “nịnh nó”. Ngờ đâu, con lại cáu với chị:

- Con đã bảo không ăn mà, mẹ không thấy con đang học à, sao mẹ cứ làm phiền con thế. Ăn, ăn, ăn, mẹ thích thì mẹ ăn đi”.

Nghe con nói mà chị tức đến ứa nước mắt, đã nắng đã mệt lo cho con, vậy mà con đâu có hiểu. Chị lẳng lặng ra ngoài, để con thoải mái ôn bài.

“Biết con mệt, nhưng con đừng có cáu”!

Hôm nay, là buổi thi cuối, nhưng chị Hồng vẫn lo lắng lắm. Trọ ở trước cổng trường mà chị đứng ngồi không yên, cứ đi ra đi vào, ngó xem bên này, lại chạy ra phía kia.

Hễ có thí sinh nào ra là chị cũng chạy theo mấy phụ huynh khác hỏi xem "đề thế nào, cháu làm bài có tốt không?". Dù không hiểu hết những môn thi của con, nhưng nghe những người đi thi như con nói, ít nhiều chị cũng nắm được tình hình.

Gần trưa, con chị mới ra đến cổng. Vẻ mặt con không được hài lòng lắm. Chị gạn hỏi mãi mà "nó không hé nửa lời”. Đưa con về phòng, chị lại “lóc cóc” chạy đi mua cơm.

Nhưng cơm mang về tận nơi rồi mà con vẫn không “đả động” gì, cứ nằm im một góc. Chị gọi con dậy ăn một chút để chiều còn đi thi, con vẫn im lặng.


Chị lại tận nơi, thì bỗng nhiên con khóc òa lên, rồi vùi đầu vào gối.

Không hiểu cơ sự thế nào nhưng chị thấy mệt mỏi. Cả buổi chạy đi chạy lại lo lắng cho con, giờ con lại như thế. Định bỏ ra ngoài nhưng lại nghĩ chiều con thi rồi mà giờ không ăn thì làm sao có sức, chị cố “năn nỉ” con. Không ngờ, con vừa khóc vừa nói:

- “Con làm sai một bài rồi, con không ăn đâu. Mẹ đừng nói nữa được không?.

Chị cố an ủi con:

- Thôi con cố ăn cho có sức. Còn đợt thi thứ hai khối B nữa mà. Không được đợt này ta đợi đợt sau. Buồn không ăn không tốt cho sức khỏe đâu!.”

Nghĩ là nịnh như thế, con sẽ “nguôi ngoai” về bài hóa làm sai, nhưng có vẻ như nó lại có “tác dụng ngược”:

- “Sao mẹ cứ nói ngược thế. Đợt một thi là chính, đợt hai có ôn gì nhiều đâu mà hy vọng. Hay thôi, con không thi đợt hai nữa nhé!”

Nói rồi, nó úp mặt vào gối và không nói gì nữa.

Chị lại như bao người mẹ khác đưa con đi thi, cất vội hai suất cơm còn nóng và ngân ngấn nước mắt.

“Bỏ công bỏ việc để đưa nó đi thi, chiều chuộng hết sức, vậy mà nó còn cáu với mình. Biết là nó thi cử căng  thẳng, nhưng mình cũng có hơn gì đâu. Con với chả cái”, chị buồn.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật