Không chỉ là “người đẹp chân dài“

Susucn Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Đinh Ngọc Diệp là một trong số ít những người đẹp có danh hiệu thực sự “lăn xả” vào cuộc sống sau khi đăng quang. Thử sức qua nhiều nghề như MC, phóng viên, diễn viên, người mẫu…, cô muốn khẳng định mình không chỉ là “người đẹp chân dài”.
Không chỉ là “người đẹp chân dài“
Đinh Ngọc Diệp

- Đinh Ngọc Diệp có tiếng là “tài sắc vẹn toàn” khi bạn đã rất thành công với những lĩnh vực mình tham gia. Theo Ngọc Diệp, nhan sắc của bạn chiếm bao nhiêu % trong sự thành công này?

 

- Tất nhiên nhan sắc có tác động đến sự thành công. Vẻ đẹp hình thức có lợi hơn, tạo ấn tượng ban đầu. Nhưng khả năng không có thì chắc chắn không làm gì lâu dài được. Lợi thế ngoại hình giúp mình giao tiếp dễ dàng hơn, điều quan trọng nhất là khả năng, tài năng thật sự.

 

Mình nghĩ ngoại hình có thể chiếm 30% trong sự thành công. Nó đem lại ưu thế đầu tiên khi gặp gỡ, sau khi nhận công việc rồi khả năng của mình mới quan trọng nhất.

 

- Đạt danh hiệu hoa khôi người đẹp Tây Đô 2004 từ khi còn khá trẻ, Ngọc Diệp có gặp vấn đề gì khi danh hiệu đến với mình quá sớm như vậy không?

 

- Năm đó Diệp 19 tuổi, theo lời của một người bạn, Diệp biết đến cuộc thi Người đẹp Tây đô. Trải qua rất nhiều vòng thi, từ vòng gởi hình, cân đo thể hình, các vòng sơ tuyển, bán kết, chung kết. Cuối cùng thì Diệp cũng đăng quang.

 

 

Đúng là khi mình trẻ thì cũng có nhiều cám dỗ, tuy nhiên do sự lựa chọn đường đi của mình thế nào chứ không thể đổ thừa cho hoàn cảnh. Mình biết cách từ chối thì chẳng ai làm gì được mình cả.

 

Trong mọi vấn đề Diệp luôn tự nhắc mình phải có trách nhiệm, cố gắng hơn trong những hành vi, ứng xử để xứng đáng với danh hiệu mình đạt được.

 

- Ngọc Diệp nghĩ gì khi càng ngày càng có nhiều ý kiến về phần thi ứng xử trong các cuộc thi hoa hậu?

 

- Mỗi năm thì các cuộc thi đều diễn ra có phần sôi động hơn và màn “ứng xử” luôn là quyết định cuối cùng của danh hiệu. Đó là điều hợp lý, nhưng cũng một phần nào đó ban tổ chức hơi cầu toàn. Có những câu hỏi được soạn sẵn, học thuộc trả lời rất lưu loát, nhưng lên sân khấu thì bị vấp. Hoặc là nói những kiến thức đôi khi sáo rỗng mà chính bản thân người nói không hiểu hết.

 

Diệp nghĩ quan trọng nhất là phải tự tin là chính bản thân mình, mình nói lên những suy nghĩ và bộc bạch theo những gì mình suy nghĩ chứ không cần phải học thuộc, đó mới là ứng xử của mỗi người.

 

 

- Ở mỗi cuộc thi, người thắng cuộc luôn khiêm tốn nhận rằng mình đến với cuộc thi chỉ là để thử sức mình đến đâu, và để học hỏi thêm kinh nghiệm trong cuộc sống. Tại sao Diệp lại không “thử sức” một lần nữa ở sân chơi lớn hơn?

 

- Thật sự bên phía Ban tổ chức cuộc thi Người đẹp Tây Đô có hỏi Diệp là sau khi đoạt giải muốn nhờ Diệp đại diện ĐBSCL để đi thi hoa hậu toàn quốc vào năm đó. Nhưng thật sự Diệp biết khả năng của mình đến đâu và chỉ nên dừng lại ở đó khi mình cảm thấy mình đã đủ.

 

Sau này Diệp có tham dự thêm cuộc thi Hoa khôi Duyên dáng sinh viên Đại học Quốc gia và cũng đoạt giải hoa khôi. Hoa khôi Sinh viên nặng hơn về phần kiến thức so với những cuộc thi khác. Như vậy là quá đủ rồi. Diệp cần chứng minh mình trong những lĩnh vực khác chứ không phải cứ đeo đuổi theo những cuộc thi người đẹp.

 

- Ngày càng có quá nhiều cuộc thi sắc đẹp, công chúng cũng bão hòa, không thể nhớ nổi ai ở giải gì. Lượng và chất của các cuộc thi đôi khi cũng không tương xứng với nhau. Vừa là một người đẹp của các cuộc thi, cũng từng là người làm báo. Diệp nhìn nhận sự “đại trà” Hoa hậu này như thế nào?

 

- Những cuộc thi người đẹp cũng tốt thôi, giúp tìm ra những gương mặt phụ nữ VN đại diện cho VN tham gia những cuộc thi trên thế giới.

 

Càng ngày em càng nhận ra rằng càng ngày người phụ nữ VN càng đẹp về ngoại hình và tâm hồn. Mỗi người có mỗi hướng đi riêng. Có hoa hậu thích được đi học, làm những hoạt động từ thiện, xã hội, một số lập gia đình, đi làm.

 

Nhưng cũng không có điều gì quan trọng, những cuộc thi có thể tìm được những hoa hậu có thể cống hiến cho đất nước cũng là điều hay. Tuy nhiên ở mỗi cuộc thi nên đưa ra tiêu chí gì đó thực sự nổi bật để tôn vinh những người đẹp, chứ không phải chỉ là hình thức “làm cho có với người ta”.

 

- Trở lại với Hoa hậu Tây Đô năm nay. Cuộc thi có sự thay đổi từ tên gọi“Người đẹp” lên “Hoa hậu” cho cho một vùng nhan sắc có tiếng về “cái nôi của những người đẹp Việt” này. Diệp thấy sự thay đổi này có là cần thiết và xứng đáng với giá trị thương hiệu đó?

 

- Cuộc thi năm nay được tổ chức quy mô, hoành tráng hơn thể hiện từ ở những khâu chuẩn bị cho thấy sự nâng tầm thực sự của một cuộc thi tôn vinh sắc đẹp chứ không mang tính chất địa phương như trước nữa.

 

Chắc chắn đó không chỉ là niềm vui đối với những người đã từng đạt thứ hạng ở giải này như Diệp, mà còn là sự bắt đầu cho một sự “chứng nhận” về nhan sắc của Tây Đô.

 

Diệp hy vọng là sẽ có nhiều người không chỉ của một miền nào không chỉ đẹp về ngoại hình mà còn là tâm hồn, tri thức trong mỗi người.

 

(Theo Danong)

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật