Xả súng ở Mỹ: Quyền lực NRA và văn hóa súng đạn

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas là hậu quả trực tiếp từ việc Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) chuyên vận động hành lang để chống lại các đạo luật kiểm soát súng đạn ở Mỹ.
Xả súng ở Mỹ: Quyền lực NRA và văn hóa súng đạn
Ảnh minh họa

Tu chính án số 2 của Hiến pháp Mỹ được Quốc hội nước này thông qua vào ngày 15/12/1791 quy định: "Một dân quân tự vệ có kiểm soát tốt là rất cần thiết đối với an ninh của một quốc gia tự do, người dân có quyền giữ và mang vũ khí mà không vi phạm luật pháp".

Quốc hội Mỹ xem việc sở hữu súng là quyền cơ bản của con người, một phần trong Tuyên ngôn Nhân quyền được thông qua cùng năm. Từ đó, người dân Mỹ có quyền sở hữu súng cho mục đích tự vệ, chống áp bức và thực hiện các nghĩa vụ công dân phối hợp với nhà nước trong các hoạt động phòng thủ quốc gia cũng như các hoạt động săn bắn.

Súng đạn đã trở thành một “văn hóa” xuyên suốt trong lịch sử nước Mỹ. Khi quyền sở hữu súng được quy định trong Hiến pháp, những tổ chức ủng hộ cho quyền này cũng được thành lập, nổi bật nhất là Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA). Tổ chức này luôn tiến hành vận động hành lang để chống lại các đạo luật kiểm soát súng ở Mỹ và nước ngoài.

Tổ chức dân quyền lâu đời nhất ở Mỹ

Theo New York Times, NRA được thành lập vào ngày 16/11/1871, một tổ chức phi lợi nhuận ủng hộ cho quyền sở hữu súng của người Mỹ có trụ sở tại Fairfax, bang Virginia. Mục tiêu chính của tổ chức này là khuyến khích người dân sử dụng súng trên cơ sở khoa học.

NRA bảo vệ Hiến pháp, đặc biệt là khi tham chiếu đến quyền bất khả xâm phạm của công dân Mỹ được bảo vệ bởi Hiến pháp trong việc sở hữu, vận chuyển, mang theo và chuyển giao quyền sử dụng súng.

Năm 1872, NRA lập ủy ban vận động hành lang để bảo vệ lợi ích của tổ chức. Nỗ lực vận động đầu tiên của NRA là kiến nghị cơ quan lập pháp bang New York mua lô đất rộng lớn trị giá 25.000 USD để xây dựng một khu bắn súng ngoài trời cho người dân.

NRA mở các khóa đào tạo về sử dụng súng an toàn cho người dân. Tổ chức này cũng xuất bản một số tạp chí về súng đạn, tài trợ cho các sự kiện uy tín. Tính đến năm 2013, thành viên của NRA đã vượt quá con số 5 triệu người.

Can thiệp vào chính trị                     

Không chỉ đơn giản là một tổ chức phi lợi nhuận, NRA còn lấn sân sang lĩnh vực chính trị để chống lại các đạo luật kiểm soát súng đạn ở Mỹ. Năm 1934, NRA thành lập Bộ phận Lập pháp gồm nhiều nhà phân tích, cựu chính trị gia để phân tích, đánh giá và nhận định các dự luật sắp tới, sau khi Đạo luật vũ khí Quốc gia (NFA) được thông qua vào năm 1934.

Những năm 1970, NRA tập trung chủ yếu vào các vận động viên bắn súng, thợ săn để làm suy yếu Đạo luật kiểm soát súng năm 1968. Năm 1975, NRA thành lập viện NRA Hành động cho Lập pháp (NRA-ILA), hình thành một liên minh hùng hậu với các chính trị gia để “bảo vệ bằng được văn hóa súng đạn của Mỹ”.

Ngành kinh doanh súng đạn ở Mỹ mang lại lợi nhuận khổng lồ và nhiều người sẽ chiến đấu để bảo vệ nó. Ảnh: Budsgunshop.

Tầm ảnh hưởng của NRA bắt đầu được mở rộng khi Harlon Carter, người ủng hộ quyền sở hữu súng được bầu làm chủ tịch NRA vào năm 1977, cùng với Neal Knox được bầu làm giám đốc NRA-ILA.

Dưới sự điều hành của Carter và Knox, NRA mở rộng thành viên bằng cách tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính trị và hình thành liên minh với các chính trị gia bảo thủ, chủ yếu là đảng Cộng hòa. Giai đoạn này, NRA đã “thuyết phục” Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Bảo vệ chủ sở hữu súng (FOPA) năm 1986.

NRA luôn tìm cách làm suy yếu quyền hạn của Cục Rượu, thu‌ốc l‌á, Chất nổ và vũ khí liên bang (ATF), cơ quan luôn muốn siết chặt kiểm soát súng đạn. Theo khảo sát của tạp chí Fortune vào năm 1999, NRA là một trong ba tổ chức vận động hành lang có ảnh hưởng nhất ở Mỹ.

Theo một khảo sát khác vào năm 2002, 88% thành viên đảng Cộng hòa và 11% thành viên đảng Dân chủ trong Quốc hội Mỹ nhận được đóng của NRA trong sự nghiệp chính trị. Trong số các thành viên Quốc hội Mỹ vào năm 2013, 51% thành viên nhận được ủng hộ của NRA trong hoạt động chính trị, 47% nhận được tiền tài trợ từ NRA trong quá trình tranh cử.

Không chỉ can thiệp chính trị ở trong nước, NRA còn phản đối các đạo luật kiểm soát súng đạn ở nước ngoài. Tổ chức này phản đối Hiệp ước Buôn bán vũ khí (ATT) được ký kết vào năm 2014. NRA phản đối việc kiểm soát súng ở Canada, ủng hộ quyền của người Brazil trong việc sở hữu súng và chỉ trích luật súng đạn của Australia.

Bàn tay bẩn len lỏi khắp mọi nơi

Đối với các chính trị gia có khuynh hướng ủng hộ việc gia tăng kiểm soát súng đạn, NRA sẽ tìm cách để loại bỏ họ ra khỏi hệ thống chính trị. NRA lập ra một bản danh sách và phân loại các ứng viên lập pháp của Quốc hội và các tiểu bang dựa trên hồ sơ của họ về quyền sở hữu súng.

hiện trường vụ xả súng kinh hoàng ở Las Vegas. Ảnh: CNN.

Các ứng viên được xếp loại A+ là những người có khuynh hướng bảo vệ Tu chính án số 2 sẽ được NRA đầu tư và tiến hành các chiến dịch vận động để họ đắc cử. Các ứng viên xếp loại F là “kẻ thù thực sự của quyền các chủ sở hữu súng” và NRA sẽ phát động các chiến dịch tẩy chay tư cách ứng viên của họ.

Theo Cox News, NRA đã chi 40 triệu USD trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2008, trong đó có 10 triệu USD để tiến hành các hoạt động chống lại Thượng nghị sĩ Barack Obama trong chiến dịch tranh cử của ông.

Tổ chức này đã chi hơn 360.000 USD trong cuộc tái bầu cử ở bang Colorado năm 2013 dẫn đến việc bãi bỏ tư cách thượng nghị sĩ của John Morse và Angela Giron. Tờ Huffington Post mô tả việc bãi bỏ là “một chiến thắng tuyệt vời” cho NRA và các nhà hoạt động vì quyền sở hữu súng.

Trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, NRA bày tỏ sự ủng hộ đối với ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump từ giai đoạn đầu trong chiến dịch tranh cử. Động thái này được giới phân tích cho là “không bình thường” vì NRA thường ủng hộ các ứng viên đảng Cộng hòa vào giai đoạn cuối của bầu cử.

Các nhà phân tích cho rằng chừng nào NRA còn tồn tại và còn ủng hộ cho quyền sở hữu súng và luôn tìm cách để chống lại các đạo luật kiểm soát súng, thì những vụ xả súng kinh hoàng như ở Las Vegas sẽ còn tiếp diễn.  

Nguồn Tin:
Tin liên quan: id: 7608
  1. Sát nhân Las Vegas bắn đạn lửa vào thùng nhiên liệu để gây nổ lớn
  2. Giây phút cảnh sát xông vào phòng tay súng Las Vegas
  3. Tâm lý phức tạp của những kẻ xả súng ở Mỹ trước khi gây án
  4. Kẻ xả súng Mỹ thừa nhận ‘mang dòng máu xấu xa’
  5. Kẻ thảm sát Las Vegas bắn nhân viên an ninh 6 phút trước khi xả súng vào đám đông
  6. Tay súng Las Vegas bắn bảo vệ trước khi thảm sát 58 người
  7. Mandalay Bay đau đầu xử lý phòng của sát thủ Las Vegas
  8. Tìm ra manh mối có thể hé lộ động cơ của tay súng Las Vegas
  9. Kẻ thảm sát Las Vegas tập dượt ở sa mạc trước khi ra tay
  10. Nghi can xả súng Las Vegas có thể tập bắn trên sa mạc
  11. Sát thủ Stephen Paddock kiếm 1 triệu USD/năm từ sòng bạc
  12. Tay súng Las Vegas để lại kế hoạch thảm sát ở khách sạn
  13. Vẫn chưa tìm ra động cơ vụ xả súng Las Vegas
  14. Thảm sát Las Vegas: Hé lộ giấy viết tay của nghi phạm trước giờ xả súng
  15. Bản ghi chép rợn người cạnh xác kẻ xả súng chết 58 người Mỹ
  16. Xả súng Las Vegas: Những người sống sót trong thảm kịch nước Mỹ
  17. Vụ xả súng Las Vegas: Điều tra bế tắc, FBI kêu gọi công chúng hỗ trợ phá án
  18. Hung thủ xả súng ở Las Vegas muốn gây ra vụ thảm sát lớn hơn
  19. Lộ âm mưu đáng sợ của kẻ thảm sát Las Vegas
  20. Bảo vệ khách sạn ở Las Vegas được phong anh hùng
  21. Cảnh sát Mỹ bế tắc trong việc tìm kiếm động cơ thảm sát Las Vegas
Video và Bài nổi bật