Trung Quốc sắp cáo biệt danh hiệu “công xưởng thế giới”?

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trong 10 năm qua, việc Trung Quốc là một “công xưởng thế giới” là điều không thể tranh chối cãi – Quốc gia này đã nhập khẩu nguyên liệu thô để xuất khẩu những sản phẩm với giá rẻ sang các nơi khác trên khắp thế giới.
Trung Quốc sắp cáo biệt danh hiệu “công xưởng thế giới”?
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện giờ ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, cùng với việc lương tăng đẩy giá thành của các hãng chế tạo tăng theo, cũng như sự biến động của tỷ giá có thể sẽ khiến lợi nhuận nhỏ bé của các hãng chế tạo biến thành con số không, Trung Quốc đang mất đi ưu thế lớn nhất của mình – vốn được coi cơ sở xuất khẩu của ngành chế tạo – đó chính là nguồn nhân công giá rẻ.

Theo kết quả nghiên cứu sơ bộ mà Công ty tư vấn thương mại AlixPartners công bố, trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009, Trung Quốc - nước chế tạo linh kiện với giá thành thấp nhất thế giới, đã bị Ấn Độ và Mexico “vượt mặt”.

Khoảng 3 năm trước, chi phí sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc thấp hơn Mêhicô 5%. Đến nay, chi phí này đã cao hơn tới 20% và Mêhicô đang trở thành trung tâm sản xuất mới hấp dẫn hơn Trung Quốc.

Theo Công ty Alix Partners, chuyên nghiên cứu và tư vấn trong lĩnh vực thuê gia công, lợi thế của Trung Quốc trong một số lĩnh vực sản xuất đã giảm đi nhiều. AlixPartners cho biết năm 2005, khi hàng sản xuất từ Trung Quốc cập cảng Mỹ, giá thành thấp hơn 22% so với chi phí sản xuất tại Mỹ. Vào thời điểm cuối năm 2008, khoảng cách giá cả này chỉ còn 5,5%, một mức không đủ hấp dẫn để chuyển công việc sản xuất đi nửa vòng trái đất.

Khi so sánh với Mêhicô, mức tương quan chi phí này còn gây ngạc nhiên nhiều hơn. 3 năm trước, chi phí sản xuất hàng hóa tại Trung Quốc thấp hơn 5% so với Mêhicô thì đến nay, chi phí này đã cao hơn tới 20%. So sánh với Mỹ, mức tiết kiệm chi phí tại Mêhicô lên tới 25% từ mức 16%.

Yếu tố đóng góp nhiều vào việc chi phí thay đổi là biến động tiền tệ và chi phí lao động. Từ cuối năm 2005, đồng nhân dân tệ tăng giá 11% so với USD và lương lao động tăng với tốc độ từ 7% đến 8%/năm. Để giảm bớt ngành công nghiệp gây ô nhiễm, chính phủ Trung Quốc ngừng áp dụng chính sách hỗ trợ thuế cho công ty xuất khẩu hàng công nghiệp nặng.

Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu và xưởng may tại  Trung Quốc đã đóng cửa. Dân nhập cư đến tìm việc tại đây lại ra đi. Các nhà sản xuất khẳng định rằng giá nhiên liệu và năng lượng tăng khiến lợi nhuận của họ bốc hơi. Việc đồng Nhân dân tệ tăng giá khiến giá các sản phẩm tăng lên tại các thị trường quan trọng như Mỹ. Khách hàng nước ngoài, vốn đã quen với đồ Trung Quốc giá rẻ và lo lắng về sự đình trệ kinh tế tại nước mình, không muốn trả thêm tiền.
 
Những vấn đề này đã tác động đến các doanh nghiệp trên khắp Trung Quốc. Nhưng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp đang cung cấp cho thị trường thế giới các sản phẩm giá rẻ - đồ chơi, đồ gia dụng, giày và quần áo. Các nhà sản xuất này là động lực cho sự phát triển thần kỳ của kinh tế Trung Quốc, đưa nước này thành nước xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới, sau Đức. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp này phát triển bằng cách mở rộng quy mô sản xuất. Đến khi giá nhân công và nhiên liệu tăng, tiền Trung Quốc được giá, những doanh nghiệp này chính là những người ít được trang bị để chống đỡ lại những cú sốc nhất.

Ngoài ra, cũng như Nhật Bản và 4 con rồng Châu Á trước kia, cùng với việc đời sống người dân ngày càng được nâng cao, Trung Quốc đang thử vận động theo chuỗi giá trị cao. Nhưng có dấu hiệu cho thấy rõ, trong tương lai không xa, tốc độ tăng lương của quốc gia này sẽ vượt qua tốc độ nâng cao kỹ thuật của nhiều công ty.

Chính phủ Trung Quốc đang nghiên cứu để tìm cách giải quyết sự chênh lệch thu nhập, đồng thời coi vấn đề này là chuyện ưu tiên cho quy hoạch kinh tế quốc gia. Tháng trước, một một quan chức cao cấp của Công đoàn Trung Quốc cảnh báo rằng, tỷ lệ thù lao lao động chiếm trong GDP đã bị sụt giảm trong 22 năm liên tiếp. Mức lương thấp, điều kiện lao động xấu đi và thời gian lao động kéo dài đang gây ra nhiều tranh chấp và hỗn loạn của các công nhân. Theo vị quan chức này, “điều này là một thách thức nghiêm trọng cho ổn định xã hội Trung Quốc”.

Đảng cộn‌g sả‌n Trung Quốc cho rằng, việc khoảng cách thu nhập không ngừng gia tăng liên quan đến sự sống còn lâu dài của nền chính trị. Đầu năm đến nay, Chính phủ đã tìm cách nâng mức lương tối thiểu cho đa số trung tâm của các ngành chế tạo chủ yếu. Bởi vì, việc nâng lương không chỉ để xoa dịu sự bất mãn của người dân, mà còn để bảo đảm nguồn lao động đủ cho bộ máy ngành chế tạo lớn nhất toàn cầu.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật