ĐSCT - Nhật chỉ ngỏ ý cho vay tiền, không đầu tư trực tiếp.

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Bloomberg, Tổng Giám đốc công ty đường sắt Việt Nam Nguyễn Hữu Bằng nói: Việt Nam không có đồng bằng rộng, mật độ dân số cao, có bờ biển dài, địa lý gần giống Nhật Bản, cho nên công nghệ ĐSCT (Đường Sắt Cao Tốc) của Nhật rất thích hợp với Việt Nam. Dự án ĐSCT trên dự định khởi công vào năm 2012, đoạn đầu tiên sẽ đưa vào khai thác năm 2020.
ĐSCT - Nhật chỉ ngỏ ý cho vay tiền, không đầu tư trực tiếp.
DDSCT - Niềm tự hào của người dân Trung Quốc
Nếu được xây dựng thì đây cũng là tuyến ĐSCT đầu tiên ở Đông Nam Á, có vốn đầu tư cao tới 56 tỷ đô-la. Việt Nam dự định trong vòng một năm đưa ra quyết định cuối cùng về dự án này. Hiện nay hai tập đoàn công nghiệp lớn của Nhật đang tranh nhau đơn đặt hàng cuối cùng.

Mạng Xuân Thu Chiến Quốc (cqzg.cn) ngày 14/3/2010 có đăng bài viết dưới đầu đề  “Việt Nam dự định năm 2012 khởi công xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam: sử dụng công nghệ Nhật Bản: Trung Quốc hoảng hồn” .

Dưới đây xin tóm tắt giới thiệu một đoạn trong bài viết này:

Thị trường Việt Nam tương đối nhỏ, nếu thật sự muốn làm  ĐSCT thì điều quan trọng là tính khả thi về kinh tế. “Hiện nay trên tuyến đường sắt Bắc Nam Việt Nam hàng ngày chạy 18 đôi tàu, mỗi ngày chuyên chở chừng 5400 hành khách” – từ hiện trạng đó có thể thấy mỗi năm cần chở bao nhiêu người? Thử hỏi đường sắt Vũ Hán-Quảng Châu ở Trung Quốc trước khi làm ĐSCT mỗi ngày chở bao nhiêu hành khách (ý nói nhiều gấp hàng chục lần con số 5400)? Cho dù Nhật sẵn sàng tự nguyện ném tiền qua cửa sổ thì ADB (Ngân hàng Phát triển châu Á) cũng không làm đâu. Nếu Nhật bao toàn bộ vốn đầu tư thì vé tàu sẽ đắt hơn vé máy bay rất nhiều, người Nhật đã bao giờ làm Lôi Phong sống đâu (ý nói sẵn sàng hy sinh lợi ích mình vì người khác)? Mà Việt Nam có khả năng tự xây dựng ĐSCT không? 100 năm nữa hãy bàn chu‌yện ấ‌y nhé.

Sự thật thì “Chính phủ Nhật chỉ ngỏ lời đồng ý cung cấp vốn vay và giúp đỡ về công nghệ cho dự án ĐSCT xuyên Việt ...” - rõ ràng người Nhật cũng thấy rõ nếu trực tiếp đầu tư vào tuyến ĐSCT Việt Nam dự định làm này thì về kinh tế Nhật không kiếm chác được gì. Vì vậy người Nhật hoàn toàn chẳng muốn trực tiếp đầu tư và trở thành cổ đông của công ty đường sắt cao tốc; họ chỉ bằng lòng cho chính phủ Việt Nam vay vốn. Vay vốn nghĩa là gì? Vay thì phải trả, vốn vay có lãi suất. Giúp đỡ công nghệ là gì? Đó không phải là miễn phí, mà phải trả tiền.

var currentday=11; var currentthang=6; var currentnam=2010;

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật