Phát hiện ngôi sao khổng lồ có tốc độ bay chóng mặt

Abcviet Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Nhóm các nhà thiên văn học đến từ Anh, Australia và Mỹ mới phát hiện tại khu vực Tinh vân Tarantula một ngôi sao khổng lồ di chuyển với vận tốc khoảng 400.000 km/h.
Phát hiện ngôi sao khổng lồ có tốc độ bay chóng mặt
Tinh vân Tarantula do kính thiên văn Habble chụp

Tinh vân Tarantula (NGC 2070) là khu vực tạo sao lớn nhất và mãnh liệt nhất trong thiên hà Đám Mây Magellan Lớn. Tinh vân này cách chúng ta khoảng 170.000 năm ánh sáng.

Nếu giả sử Tinh vân Tarantula nằm cách Trái Đất gần 1.500 năm ánh sáng (như tinh vân Orion) thì nó sẽ che phủ một nửa bầu trời của Trái Đất.

Tại trung tâm của Tinh vân Tarantula là cụm sao R136 với nhiều ngôi sao có khối lượng khổng lồ, gấp khoảng 100 lần khối lượng Mặt trời của chúng ta. Một ngôi sao có khối lượng gấp khoảng 90 lần Mặt trời đang chuyển dịch ra khỏi cụm sao này với tốc độ cực lớn, lên tới 400.000 km/h.

Cụm sao R136 nằm ở trung tâm Tinh vân Turantula

Theo các nhà khoa học, ngôi sao này có tốc độ di chuyển lớn như vậy là do lực tác động từ các vụ nổ hoặc do tác động của các ngôi sao khác có khối lượng lớn hơn trong cụm sao R136. Tuy nhiên, ngôi sao này chưa được các nhà khoa học đặt tên.

Ngôi sao “tốc độ” này được kính thiên văn Habble phát hiện lần đầu tiên vào năm 1995. Tuy nhiên, gần đây các nhà thiên văn học mới đo được vận tốc di chuyển của nó. Các nhà khoa học cho rằng, trong khu vực Tinh vân Tarantula còn có nhiều ngôi sao khác cũng đang tiếp tục bay ra khỏi cụm sao R136.

Tinh vân theo tiếng Hán có nghĩa là mây sao. Đây là hỗn hợp của bụi, khí hydro, helium và plasma.

Tinh vân hình thành do lực hấp dẫn của các đám mây bụi (khối lượng của các đám mây bụi chưa đủ lớn để tạo thành một ngôi sao hay một thiên thể lớn) hoặc do các vật chất được giải phóng sau vụ nổ của một ngôi sao nào đó.

Tinh vân thường tập trung thành những dải hẹp, dày từ vài chục đến vài trăm năm ánh sáng (1 năm ánh sáng = 9.460 tỷ km).

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật