Tuần tới, sẽ xác minh niên đại của hạt thóc cổ

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Những “cây lúa cổ” Thành Dền vẫn đang phát triển hoàn toàn bình thường và vào tuần tới khi những cây mạ này được chuyển ra trồng trong chậu cố định, những vỏ trấu từ những cây mạ này sẽ được sử dụng để gửi đi xác định niên đại chính xác của những hạt thóc cổ đang gây xôn xao dư luận này.
Tuần tới, sẽ xác minh niên đại của hạt thóc cổ
Mặc dù thời tiết nắng nóng khá khắc nghiệt nhưng những cây lúa Thàn Dền vẫn khỏe mạnh và phát triển bình thường. Ảnh: L.V.

Cây lúa cổ vẫn khỏe mạnh dù thời tiết nắng nóng

"Những cây lúa Thành Dền vẫn đang phát triển hoàn toàn bình thường dù thời tiết nắng nóng khá khắc nghiệt”, đó là khẳng định của TS. Phạm Xuân Hội, Trưởng bộ môn bệnh học phân tử, viện Di truyền Nông nghiệp (thuộc viện Khoa học Nông Nghiệp, Bộ NN&PTNT).

Ông Hội cho biết, hai ngày trước, lo ngại thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến những cây lúa đang trong giai đoạn mạ, ông cùng với các chuyên viên nghiên cứu của viện đã đưa những cây lúa này vào trong phòng thí nghiệm có điều hòa để chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, do trong phòng thiếu ánh sáng tự nhiên, nên mỗi ngày ông Hội đều phải đưa cây ra ngoài ánh nắng khi trời mát.

Sau đó, để đảm bảo “những cây lúa cổ” được phát triển trong điều kiện tự nhiên với ánh sáng đầy đủ, TS. Hội đã quyết định chuyển cây ra nhà kính trồng ngoài trời đồng thời hạn chế thời tiết nắng nóng bằng những tấm lưới che.

Có mặt tại viện Di truyền Nông nghiệp vào chiều ngày 22/05, phóng viên PV được ông Phạm Xuân Hội cho biết, sau một ngày được đưa ra môi trường tự nhiên từ phòng thí nghiệm những cây lúa Thành Dền vẫn phát triển hoàn toàn bình thường dẫu nhiệt độ ngoài trời đo được khi đó lên tới hơn 42 độ C.

Những cây mạ nảy mầm từ nững hạt thóc cổ đã cao 17 cm. Ảnh: L.V.

Theo TS. Phạm Xuân Hội thì điều kiện nhiệt độ lý tưởng nhất cho cây lúa phát triển thường là từ 25-35 độ, vì vậy thời tiết nắng nóng những ngày đầu hè gần đây là tương đối khắc nghiệt với sự phát triển của cây lúa.

Tuy nhiên, ông Hội cũng khẳng định rằng, sự sinh trưởng và phát triển của những cây lúa Thành Dền về cơ bản sẽ không bị đe dọa bởi thời tiết.

Theo số liệu quan sát mới nhất của các nhà khoa học tại viện Di truyền Nông nghiệp thì cho đến ngày hôm qua, 2 trong số 8 cây lúa Thành Dền mà viện nhận về đã cao 17 cm. Trong đó, hai cây lúa nhận về trong đợt thứ 2 (hôm 16/05), tốc độ sinh trưởng khá chậm so với giống lúa hiện đại được gieo cùng ngày.

Tuần tới, sẽ gửi mẫu trấu để xác minh niên đại

Khi được hỏi về vấn đề xác minh niên đại của những cây lúa cổ Thành Dền, TS. Phạm Xuân Hội cho biết, hiện tại, viện chỉ làm công việc chăm sóc những cây lúa nhận được từ các nhà khảo cổ để chúng có thể trưởng thành, trổ bông và cho hạt nhằm quan sát, phân tích các đặc điểm sinh trưởng và hình thái cũng như các chỉ tiêu nông sinh học của chúng.

Trong tuần tới những cây lúa cổ sẽ được chuyển ra trồng cố định và sẽ vỏ trấu sẽ được trả lại để tiến hành xét nghiệm xác minh niên đại chính xác của chúng. Ảnh: L.V.

Tuy nhiên, “việc quan sát này cũng chỉ có thể tiến hành qua nhiều chu kỳ sinh trưởng của cây lúa mới có thể khẳng định chắc chắn được”, TS. Hội bổ sung thêm.

Cũng theo thông tin TS Hội cho biết thì đoàn khảo cổ Thành Dền đã đề nghị viện gửi lại những mảnh trấu của các hạt thóc khi chuyển những cây lúa ra trồng trong chậu cố định để gửi đi làm xét nghiệm AMS ở nước ngoài.

Ông Hội cho biết, công việc chuyển những cây lúa này ra trồng ở chậu cố định sẽ được viện tiến hành ngay trong tuần tới.

Theo những thông tin trước đây thì để xác định chính xác niên đại của những hạt thóc cổ, phương pháp tối ưu nhất với số lượng mẫu hiện có là phương pháp AMS. Tuy nhiên, phương pháp này ở Việt Nam vẫn chưa làm được. Do vậy, cách duy nhất để xác định niên đại chính xác của những hạt thóc cổ là gửi những mẫu vỏ trấu ra nước ngoài để tiến hành xét nghiệm.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật