Xuất khẩu trái cây Việt Nam: Nếu chậm sẽ thua

Billgate Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại trái cây ngon phục vụ thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên từ chuỗi sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm… đến sức cạnh tranh còn yếu, kim ngạch xuất khẩu thấp, chưa xứng với tiềm năng.
Xuất khẩu trái cây Việt Nam: Nếu chậm sẽ thua
Ảnh minh họa

Vậy, làm gì để nâng cao giá trị xuất khẩu cho trái cây Việt Nam? Hôm qua 20/4, trong khuôn khổ Festival trái cây Việt Nam lần thứ nhất đang diễn ra tại tỉnh Tiền Giang, vấn đề này đã được mang ra mổ xẻ tại Hội thảo “Trái cây Việt Nam - Cơ hội và thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế”.

 
“Cửa hẹp” vì manh mún

 
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, cả nước hiện có khoảng 776.000ha cây ăn trái, sản lượng mỗi năm 7-8 triệu tấn, trong đó có nhiều loại trái cây ngon như: cam Canh, bưởi Diễn, nhãn lồng, vải thiều, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, thanh long, vú sữa… Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam chỉ đạt 438 triệu USD trong tổng kim ngạch 15,3 tỷ USD xuất khẩu nông, lâm, thủy sản. Đó là con số quá khiêm tốn so với tiềm năng của nước ta. Trong khi đó, Thái Lan nằm trong khu vực, kim ngạch xuất khẩu trái cây năm 2009 đạt trên 800 triệu USD.


Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Diệp Kỉnh Tần cho biết, nguyên nhân chính của tình trạng xuất khẩu yếu là do

sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng và mẫu mã thiếu sự đồng đều, chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường. Trong khi đó, công nghiệp chế biến rau quả nói chung chậm phát triển, không ít cơ sở chế biến xây dựng xong chỉ hoạt động trong thời gian ngắn phải đóng cửa, số còn lại hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu hoặc sản phẩm làm ra chưa tìm được thị trường tiêu thụ. Trong chuỗi giá trị gia tăng gắn kết sản xuất - thu mua - chế biến bảo quản - tiêu thụ còn rất nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược phát triển ngành trái cây. TS Nguyễn Minh Châu, viện trưởng viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam rất bức xúc khi chúng ta chưa đưa được cơ giới hóa vào sản xuất, xuất khẩu quá phụ thuộc vào trung gian, ý thức nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhiều nơi chưa được quan tâm, nêu trái cây của Việt Nam thua kém các nước lân cận về xuất khẩu. Một trong những tồn tại lớn trong ngành trái cây là bảo quản sau thu hoạch quá kém và lạc hậu so với các nước lân cận. Riêng việc bảo quản, đóng gói không đúng quy cách đã làm tổn thất sau thu hoạch lên đến 20%. Đó là chưa kể đến chuyện phát triển cây ăn quả theo phong trào diễn ra khắp các địa phương dẫn đến tình trạng "trồng - chặt" bữa bãi.

 
Cần nhiều hợp tác xã kiểu mới

 
Theo TS Nguyễn Minh Châu, để đẩy mạnh xuất khẩu, chúng ta có thể học tập mô hình của Trung Quốc và Thái Lan. Bởi mặc dù ở hai quốc gia này, diện tích đất để trồng cây ăn trái không lớn, nhưng họ biết cách tổ chức sản xuất thành các vùng chuyên canh có sự tham gia của nhiều hộ nông dân thông qua hợp tác xã kiểu mới nên quy mô sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao, thương hiệu trái cây được khẳng định. Trong khi đó, Việt Nam chưa có nhiều hợp tác xã và mối liên hệ giữa người sản xuất với tiêu thụ.


B

ên cạnh vai trò hỗ trợ của Nhà nước, các địa phương cần nhanh chóng quy hoạch các vùng chuyên canh cây ăn trái lớn sản xuất theo hướng GAP, tiêu chuẩn GlobalGAP. Mỗi tỉnh chỉ nên lựa chọn 1-2 loại cây ăn trái để hướng đến nền sản xuất lớn. Với Nhà nước nên đứng ra làm đầu mối chỉ huy, chỉ đạo, ưu tiên cho các vùng vay vốn sản xuất, chế biến… Ngoài tăng cường hỗ trợ hạ tầng cho các vùng sản xuất như: đường giao thông, nhà kho, thông tin, thị trường, tiếp thị đầu ra sản phẩm, cũng cần ưu tiên nghiên cứu các ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, chú trọng vấn đề bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên thực tế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho nông dân trồng trái cây trong những năm qua chưa đủ.


Ông John Hey, Tạp chí Asiafruit cho biết: Khuynh hướng nhập khẩu rau, quả tươi tiêu dùng trên thế giới hiện nay rất lớn, nhất là thị trường Mỹ và EU. Riêng 16 nước Tây Âu mỗi năm nhập khẩu khoảng 12 triệu tấn với kim ngạch 73 triệu USD rau, củ, quả tươi và xu hướng còn tăng trong những năm tới, bình quân khoảng 1,4 triệu tấn mỗi năm. Thị trường này chủ yếu là người kinh doanh bán lẻ. Nhóm kinh doanh này thường tìm nguồn cung cấp chất lượng tốt, chú trọng đến chất lượng sản phẩm trong chuỗi từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, kể cả các vấn đề như: xuất xứ hàng hóa, chất lượng sau thu hoạch…

Vì thê, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt kẻo rơi vào tình trạng lúng túng trong quá trình xuất khẩu. Theo ông John Hey, mặc dù EU và Mỹ là thị trường lớn nhưng họ mớichỉ biết đến tiềm năng xuất khẩu lúa gạo mà chưa biết đếntiêm năng xuất khẩu rau quả tươi của Việt Nam. Do đó, Việt Nam cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá, thông tin, tăng sức cạnh tranh vào thị trường này. Đây là thị trường đòi hỏi phải có những nhà chuyên nghiệp rất cao. Nếu tiếp cận một cách linh hoạt, sản xuất theo hướng GAP, tiêu chuẩn GlobalGAP, cộng với chi phí vận chuyển hợp lý, chắc chắn trái cây Việt Nam sẽ đứng vững được ở thị trường khó tính này.

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật