Ruột bé bị hoại tử rồi, ba mẹ chuẩn bị nhập viện mổ cắt ruột cho con ngay lập tức!

Kitty Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Con trai em 12 tháng tuổi của em vừa bị cắt một đoạn ruột đấy các mẹ ạ. Cũng may em phát hiện sớm và mang con đi bác sĩ kịp thời nếu không thì chẳng biết hậu quả sẽ ra sao nữa. Sợ quá chừng!
Ruột bé bị hoại tử rồi, ba mẹ chuẩn bị nhập viện mổ cắt ruột cho con ngay lập tức!
Ảnh minh họa

Hiện sức khỏe con đã ổn định bình thường trở lại, cũng mừng!
Em cùng các mẹ trường hợp của con em để các mẹ biết và phòng tránh nhé. Con em mắc chứng lồng ruột – một bệnh rất thường gặp ở trẻ nhỏ đấy, mẹ nào có con nhỏ càng phải để ý nhé!
Con em vốn đã rất lười ăn sữa, nên khi chuyển sang ăn dặm con càng lười hơn nữa. Mỗi khi cho con ăn là con khóc, lại nôn nữa. Mới đầu em nghĩ đó chỉ là chiêu trò ăn vạ của con để mọi khỏi cho ăn thôi, nhưng không phải ạ. Em để ý, không chỉ khi ăn con mới khóc mà cả khi bình thường con cũng khóc nữa, rồi nôn ói, rồi đi ngoài có lẫn máu nhầy.
Do chồng hay đi công tác ở nhà chỉ có mình em chăm con, nhà lại xa bệnh viện nên em cứ nấn ná không mang con đi khám mà chỉ ra tiệm thuốc tây mua thuốc cho con uống. Mô tả triệu chứng với người bán thuốc, cô ấy bảo chắc con em bị lỵ rồi nên bán thuốc cho con em uống. Nhưng uống đã 3 ngày cũng chẳng thấy tình trạng đỡ hơn. Cuối tuần chồng về thấy con vậy nên bảo để chở con đi bệnh viện khám cho chắc.

Vào viện là bác sĩ sau khi nghe em mô tả triệu chứng và cho con đi làm các xét nghiệm máu, phân, siêu âm ổ bụng, chụp XQ… rồi quyết định nhanh:
- Ruột bé bị hoại tử rồi, ba mẹ chuẩn bị nhập viện mổ cắt ruột cho con ngay lập tức.
Bác sĩ kết luận con em bị lồng ruột, ruột đã hoại tử nên bắt buộc phải cắt đi một đoạn ruột. Bác còn nói, trường hợp của con em nếu để lâu một chút nữa thì nguy rồi

Em nghe mà điếng hồn vì nào giờ có bao giờ nghe đến lồng ruột đâu, mà triệu chứng của con em cũng đâu có gì khác bình thường. Hú hồn, vậy là lật đật làm thủ tục nhập viện để con mổ.
Em chắc các mẹ cũng như em, ít nghe nói đến bệnh này phải không, và càng không bao giờ nghĩ con mình mắc phải căn bệnh “lạ đời” này. Nhưng phòng bệnh hơn chữa bệnh, em cùng các mẹ những thông tin liên quan đến bệnh này để có thêm kiến thức nuôi dạy con tốt hơn nhé!

Cách chăm sóc trẻ bị sốt cao Mẹ Cần Biết

Lồng ruột là gì?

Đây là tình trạng một đoạn ruột không ở vị trí bình thường mà “chui” vào trong lòng một đoạn ruột kế cận kèm theo là cả các mạch máu nuôi dưỡng đoạn ruột đó.

Đối tượng của bệnh lồng ruột

bệnh thường xảy ra nhiều nhất ở trẻ dưới 2 tuổi (đặc biệt từ 5 – 9 tháng). Tỷ lệ bệnh ở bé trai nhiều hơn bé gái, trẻ bụ bẫm nhiều hơn bé nhẹ cân. Ngoài ra, trẻ lớn cũng có thể bị, nhưng số ca mắc bệnh ít hơn. Và theo các bác sĩ, bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh nên ba mẹ cần chú ý các triệu chứng bệnh của con để mang đi khám kịp thời.
Nguyên nhân gây lồng ruột

Hiện vẫn chưa xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh này, nhiều người cho rằng có thể do bé bị tung hứng, chọc cười quá mức gây tình trạng này nhưng chưa có nghiên cứu nào xác định điều này. Với những trẻ lớn, lồng ruột thường do polip đại tràng, khối u gây nên… Thường các yếu tố này có thể làm thay đổi nhu động của ruột dẫn tới việc các đoạn ruột “chui” vào nhau.
Ngoài ra, trẻ bị viêm nhiễm của ruột cũng là một tác nhân thuận lợi cho lồng ruột xảy ra.
Biểu hiện bệnh

- Trẻ quấy khóc từng cơn;
- Bụng đau quặn, bụng chướng căng;
- Sốt cao, lờ đờ, hôn mê;
- Nôn, ban đầu nôn ra thức ăn, sau là ra dịch vàng -> biểu hiện rõ ràng của bệnh lồng ruột;
- Đi ngoài ra máu (máu đỏ thẫm) -> khi để đến giai đoạn này nghĩa là bệnh đã ở giai đoạn muộn
bệnh nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn tới viêm ruột, hoại tử ruột (vì ruột bị xoắn lại không có máu nuôi) khi đó phải mổ cắt ruột, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến t‌ử von‌g.
Theo đó, khi phát hiện con có các triệu chứng trên các mẹ cần nhanh chóng đưa con đi bác sĩ khám, đừng tự ý mua thuốc ở nhà điều trị cho con như em nhé các mẹ! Các mẹ lưu ý là biểu hiện của bệnh này cũng giống các triệu chứng bệnh thông thường khác, nên hãy theo dõi con cẩn thận nhé!

Cách chăm sóc bệnh tim bẩm sinh ở trẻ

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật