Dọn dẹp vỉa hè: Singapore đã làm và thành công như thế nào?

Baoanh Nguyen nguồn bình luận 999
A- A A+
Dù hàng rong gây mất vệ sinh và trật tự công cộng, Chính phủ Singapore vẫn đánh giá cao vai trò của loại hình kinh doanh này và đưa ra mô hình để nó hoạt động hiệu quả nhất.
Dọn dẹp vỉa hè: Singapore đã làm và thành công như thế nào?
Ảnh minh họa

Gần cả tháng trời, em thấy mọi người rần rần chuyện dọn vỉa hè, từ ngoài đường cho đến trên mạng. Sáng sáng đi làm, thấy đám đông nhốn nháo, xe cẩu di chuyển thoắt ẩn thoắt hiện, hơi bực mình một chút vì phải đi qua vài điểm ùn tắc… Chiều chiều, đi làm về, chạnh lòng với những vỉa hè tan hoang ngổn ngang gạch đá. Người ta hăng say đập, đập nhanh đến mức chẳng kịp xây lại.
Đằng sau những vỉa hè được “là phẳng” đó là những câu chuyện đáng ngẫm về “đập và xây”. Riêng em thì nghĩ rằng “đập” là hợp lý nhưng “đập” phải đi liền với “xây” mới là hợp tình. “Đập” thì dễ chứ “xây” lại là một chuyện rất gian truân. Không chỉ có trát xi măng cho phẳng, cho đẹp cái vỉa hè là xong đâu mọi người ạ, vì những thứ bị “đập bỏ” không chỉ có mỗi cái vỉa hè.
Khác với các nước phương Tây, không gian đô thị nước ta nói không ngoa thì nổi bật nhất chính là cái vỉa hè. Người Việt mình có tâm lý chuộng “mặt tiền”, nên vỉa hè chính là “không gian lý tưởng” nhất. Và đó cũng là không gian duy trì sinh kế của biết bao nhiêu người dân, những người bán hàng rong không có đủ tiền để thuê một mặt bằng khang trang trong một khu chợ hay một trung tâm thương mại sang chảnh nào đó.

Xem Video: MM: chạy giỡn trên vỉa hè 1 con phố ở Singapore

//


Sài Gòn dung dưỡng nhiều phận đời bằng chính cái không gian ấy. Không gian vỉa hè bị thu hồi cũng đồng nghĩa với việc sinh kế của họ bị mất đi. Mà chẳng lo gì lắm, người Việt mình bao đời luôn giỏi xoay xở. Em nghe những người lớn tuổi điềm nhiên bảo: “Rồi người ta cũng nghĩ ra một cách gì đó để tiếp tục làm ăn, tiếp tục sống thôi!”. Em cũng tin là vậy!
Cái chuyện vỉa hè không phải chỉ là vấn đề “hóc xương cá” của riêng nhà mình đâu. Ngó nghiêng sang các nước bạn thì thấy họ cũng đã và đang “hóc cái xương cá” y chang như vậy, gỡ ra thì khó, nuốt vào không xong. Thái Lan chính là một ví dụ như vậy. Song nếu muốn “cái xương” này không còn “chặn ngang cổ họng vướng víu khó chịu” nữa thì chúng ta nên học hỏi cách Singapore tháo gỡ vấn đề này.

VIDEO: Thợ cơ khí ở Sài Gòn kiếm tiền triệu/ngày từ việc làm bậc tam cấp ngầm độc đáo

Mà cách tháo gỡ của họ cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “đập và xây” thôi. Đảo quốc sư tử là một đất nước văn minh và người dân hiển nhiên là đồng thuận với chính phủ về quan điểm cần phải trả vỉa hè lại cho người đi bộ. Thế nhưng trước khi “đập” đi không gian hàng rong vỉa hè, Singapore đã cho xây dựng một không gian hàng rong khác. Họ xây những trung tâm mua bán thực phẩm, chợ cóc rồi tập trung các cửa hàng rong vào đó.
Bằng cách này, chính quyền có thể quản lý hoạt động của các quán hàng rong. Người bán hàng rong cũng có nhiều cái lợi. Họ được sử dụng điện nước tử tế, được giúp xử lý rác thải, nói chung là không cần phải “tự thân vận động” tất tần tật mọi thứ nữa. Thế là “vui vẻ cả làng”. Người dân không mất đi sinh kế, chính quyền không mất đi một loại hình kinh doanh mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế. Họ vừa đạt được mục đích trả lại vỉa hè cho người đi bộ vừa gìn giữ được nét văn hóa hàng rong đặc sắc của mình.
Nói nghe thì dễ, làm được mới khó. Mình còn mắc thêm một nỗi ngặt nghèo khác. Người dân mình thường có tâm lý thích mua đồ ngoài “mặt tiền vỉa hè” thay vì chịu khó đi vào chợ. Vào chợ làm chi cho mất công khi có thể dừng xe ở bất kỳ chỗ nào trên vỉa hè để mua đồ. Ai chẳng thích tiện nghi cho mình. Vẫn còn người mua thì sẽ có kẻ bán. Thế nên để Sài Gòn có thể trở thành đảo quốc sư tử thứ hai, không chỉ “đập” là đủ, bác Đoàn Ngọc Hải còn cần phải “xây” lại ý thức của người dân: muốn ăn gì, muốn mua gì thì vào chợ mà ăn, mà mua! 

Nguồn Tin:
Video và Bài nổi bật